Bên cạnh các nốt mụn nhẹ thì các nốt mụn nặng cũng tồn tại rất nhiều và thậm chí không còn dừng lại ở vấn đề thẩm mỹ mà có thể nguy hại đến sức khỏe, tính mạng “khổ chủ”.
Vì vậy bạn nên phân biệt các loại mụn và tìm biện pháp xử lý trị mụn phù hợp. Bạn đã biết có những loại mụn nào và phân biệt mụn ra sao chưa?
Nhắc đến mụn chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến những vùng da tấy đỏ hoặc li ti, sờ vào có chút cảm giác đau nhức và đặc biệt thường kéo dài dai dẳng hoặc rất dễ lây lan khi bị vỡ.
Tuy nhiên, đó chỉ là những đặc điểm căn bản, trong khi đó, mỗi nốt mụn lại có những đặc tính khác nhau, có nốt mụn không nhân, mụn có đầu màu đen, đầu màu trắng.
Và thậm chí có những nốt mụn ẩn sâu dưới bề mặt da, hay nghiêm trọng hơn có những nốt mụn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng “khổ chủ”.
Nói cách khác, gọi chung là mụn nhưng thực tế lại có nhiều loại mụn khác nhau với đặc tính cũng như cần phương pháp trị mụn khác nhau.
Chính vì thế, bạn cần phân biệt các loại mụn trên mặt để sớm có biện pháp xử lý kịp thời.
1. Mụn đầu đen
Đây có thể được xem là một trong những loại mụn phổ biến nhất và bất kể ai trong chúng ta cũng đều sẽ gặp phải một lần trong đời.
Loại mụn này có ngoại hình là vùng nhân mụn có đầu màu đen do hiện tượng oxy hóa khi gặp không khí gây nên. Thông thường mụn hay mọc tại vị trí có lỗ chân lông to.
Mụn đầu đen thực tế được xem là loại mụn dễ trị nhất. Ban đầu các nốt mụn thường hơi đỏ và hơi sưng nhẹ, lâu dần nếu không bị tác động ngoại lực, hay cạy nặn các nốt mụn đầu đen sẽ nhanh khô và gom còi mụn.
Thực tế, với ngoại hình đó, mụn đầu đen và sợi tuyến bã nhờn rất dễ bị nhầm lẫn.
- Tuy nhiên, về bản chất là hoàn toàn khác nhau, mụn đầu đen khi nặn sẽ gồm phần đầu nhân mụn màu đen và phần cuối màu trắng, sau khi nặn sẽ tạo thành lỗ hổng rất lớn tại lỗ chân lông.
- Trong khi đó, sợi bã nhờn khi nặn mụn ra như sợi chỉ, đó chỉ là những sợi bã màu vàng, hoặc chỉ là dầu thừa, sau khi nặn xong vẫn để lại các lỗ đen trên da.
Mụn đầu đen là “bệnh” của da, trong khi đó, sợi bã nhờn thực chất lại đang làm nhiệm vụ đưa dầu dưới tuyến bã nhờn lên trên bề mặt da.
Tuy nhiên, lượng dầu thừa nhiều sẽ tạo nên các sợi bã nhờn mọc thành mảng.
Mụn đầu đen hình thành là do dầu thừa đó cộng với bụi bẩn, vi khuẩn mà tạo nên.
2. Mụn đầu trắng
Đây là một “người anh em” của mụn đầu đen. Tuy nhiên, nếu mụn đầu đen trồi lên bề mặt da với phần đầu màu đen, thì mụn đầu trắng lại ẩn dưới lỗ chân lông kín, cùng với dầu thừa tạo nên các nốt mụn sờ vào có phần hơi cứng và hiển nhiên phần đầu mụn sẽ có màu trắng.
Mụn đầu trắng cũng được xếp vào hàng mụn nhẹ. Do đó, công tác trị mụn đầu trắng cũng không quá khó khăn. Bạn có thể áp dụng các công thức mặt nạ đẩy mụn từ nguyên liệu thiên nhiên, xông hơi đẩy nhân mụn.
3. Mụn ẩn
Đây có lẽ được xem là loại mụn “đánh úp” bởi khả năng ẩn thân của mình và xuất hiện thành từng cụm khi nhân mụn bắt đầu nhiều lên.
- Mụn ẩn chủ yếu sinh ra do tắc nghẽn các lỗ chân lông và việc lâu ngày không tẩy da chết.
- Các tế bào già cỗi, chết đi không được làm sạch sẽ tạo thành các mảng sừng hóa, che lấp lỗ chân lông.
- Điều này khiến các nhân mụn ẩn không thể đẩy ra ngoài mà trở thành các mảng da sần sùi, khi nhìn vào thấy phần nhân mụn nhô lên, hơi trắng, sờ vào có cảm giác cứng.
4. Mụn viêm
- Khi các ổ mụn bị kích ứng, các ổ viêm sẽ hình thành trên phần đầu mụn.
- Với dịch mủ màu vàng hoặc trắng đục, mụn mủ thường sẽ gây sưng tấy và đỏ vùng da xung quanh đầu mụn.
- Mụn viêm mủ rất dễ bị vỡ nếu tác động mạnh và dễ lây lan sang vùng da lân cận nếu dịch mủ không được xử lý sớm.
5. Mụn u nang - mụn bọc
Đây được xem là một trong những loại mụn nặng vì rất khó điều trị cũng như phần ổ viêm, nhân mụn ăn sâu dưới da.
- Nhìn bên ngoài mụn bọc hay mụn u nang là loại mụn không nhân, không thể nhìn thấy phần đầu nhân mụn.
- Về cảm quan, các nốt mụn này sẽ có hiện tượng sưng đỏ, sờ vào cảm giác mềm hơi mọng nước.
- Sau một thời gian, mụn u nang, mụn bọc sẽ dần chai cứng lại và tạo thành màu sậm tối màu.
Mụn u nang, mụn bọc hình thành là do phần nang lông dưới da bị vỡ, cùng với dầu thừa và bụi bẩn mà gây nên ổ viêm lớn.
Nếu không sớm điều trị mụn u nang, các ổ viêm sẽ tấn công trên diện rộng tạo thành các mụn ăn luồng dưới da, sau điều trị sẽ tạo thành các vết sẹo rỗ lớn và sâu. bạn muốn tìm một phòng khám hoặc clinic spa trị mụn uy tín thì Dr. Huệ chính là 1 lựa chợn tuyệt vời cho bạn trong quá trình tìm lại làn da sạch mụn.
6. Mụn đinh râu
Khi gặp các nốt mụn này bạn tuyệt đối không nên tự cạy, nặn mụn hay sờ nắn vì nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng máu ảnh hưởng đến tính mạnh. Vì mụn đinh râu là nốt mụn cấm, có phần đầu mụn như một cái râu nhỏ, sờ vào sẽ có cảm giác đau nhức rất khó chịu.
Có thể nói, bên cạnh các nốt mụn nhẹ thì các nốt mụn nặng cũng tồn tại rất nhiều và thậm chí không còn dừng lại ở vấn đề thẩm mỹ mà có thể nguy hại đến sức khỏe, tính mạng “khổ chủ”. Vì vậy bạn nên phân biệt các loại mụn và tìm biện pháp xử lý trị mụn phù hợp.
7. Những lưu ý cần nhớ khi trị mụn
Mỗi loại mụn đều có những đặc tính khác nhau. Cũng vì vậy, với mỗi loại mụn bạn cũng có biện pháp xử lý khác nhau mới mong mang lại hiệu quả tối đa.
Dù là loại mụn nào thì trong thời gian trị mụn bạn cũng nên tuân thủ các nguyên tắc sau để rút ngắn thời gian điều trị hơn cũng như hạn chế tối đa khả năng mụn chuyển tiến nặng. Và đặc biệt, hạn chế trường hợp mụn đi để lại các di chứng như thâm mụn, sẹo rỗ, sẹo lồi sau mụn.
Vệ sinh da sạch sẽ
Đối với da mụn cũng như công cuộc điều trị mụn khi bạn giữ da sạch cũng như làm tốt được công tác vệ sinh da là bạn đã chiếm hơn 50% thành công.
Bởi lẽ, làn da mụn vốn rất nhạy cảm, chỉ cần bụi bẩn, vi khuẩn bám đọng hay dầu thừa quá nhiều khiến da không được thông thoáng thì việc các ổ mụn phát triển mạnh, kéo dài dai dẳng, chuyển tiến thành các ổ mụn viêm nhiễm, ăn sâu vào dưới da là điều khó tránh khỏi.
Chưa kể, vệ sinh da chính là bước tiền đề đầu tiên trong quy trình chăm sóc da. Khi da được vệ sinh sạch sẽ, lỗ chân lông thông thoáng, độ pH đạt chuẩn thì khả năng hấp thụ dưỡng chất từ các bước dưỡng hay kem đặc trị cũng đạt hiệu suất hơn.
Chính vì lẽ đó, ngay từ bước vệ sinh da bạn cần đảm bảo yếu tố sạch, an toàn, dịu nhẹ với làn da.
Trên thực tế, các bác sĩ luôn khuyến khích bạn xây dựng quy trình chăm sóc da tối giản. Điều đó, đồng nghĩa với việc cần tiết chế một số bước để điều trị mụn thêm hiệu quả, tránh các tác động vô tình khiến da dễ kích ứng, các nốt mụn bị vỡ và dễ lây lan hơn.
Vậy nên vệ sinh da mụn thế nào cho đúng?
- Luôn tẩy trang cho da ngay cả khi bạn không trang điểm mà chỉ dùng kem chống nắng.
Bởi lẽ, lớp kem chống nắng rất quan trọng với làn da mụn giúp bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, lớp kem chống nắng này cũng có độ bao phủ bên ngoài như mỹ phẩm.
Do đó, vào cuối ngày bạn cần dùng tẩy trang để lấy đi lớp kem chống nắng dễ dàng hơn, giúp bước rửa mặt thêm dễ dàng hơn.
- Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp với tình trạng da mụn cũng như loại da: da khô, da dầu, da hỗn hợp.
Đặc biệt với làn da mụn bạn luôn phải ưu tiên các sản phẩm có thành phần 100% chiết xuất từ thiên nhiên dịu nhẹ với da. Thêm vào đó, cần có các hoạt chất như acid Salicylic, hay tràm trà có tác dụng loại bỏ dầu thừa giúp kiểm soát tuyến bã nhờn, giúp da luôn thông thoáng hạn chế mụn phát triển.
Quan trọng hơn, trong thời gian bị mụn viêm, mụn mủ, bạn nên tránh thao tác mạnh trên da, chà xát hay dùng máy rửa mặt.
- Đừng quên tẩy da chết cho da mụn 1 lần/ tuần.
Nhiều bạn thường bỏ qua bước tẩy da chết khi đang bị mụn vì lo ngại sẽ gây kích ứng da. Tuy nhiên, thực tế dù là làn da mụn thì vẫn có chu kì thay da như thông thường.
Cứ sau 14 ngày, các tế bào da sẽ già cỗi và chết đi, nếu không tẩy da chết, lớp tế bào này sẽ bị sừng hóa và gây nên hiện tượng bít tắc các lỗ chân lông. Từ đó, mụn lại càng phát triển ăn sâu dưới da hơn, nhân mụn khó được đẩy ra ngoài hơn.
Phân biệt đúng loại mụn
Như đã chia sẻ, mỗi loại mụn có những đặc tính khác nhau cũng như cần có biện pháp xử lý khác nhau. Nếu mụn đầu đen, đầu trắng dễ trị hơn có thể áp dụng các công thức trị mụn tại nhà, hay kem trị mụn.
Trong khi đó, các loại mụn u nang, mụn bọc, mụn đinh râu thì lại đòi hỏi có sự can thiệp của y khoa.
Thực tế, khi bạn lựa chọn cách trị mụn không phù hợp hay không đủ để ức chế các nốt mụn nặng thì lâu dần, các ổ mụn này sẽ ăn sâu vào dưới da trên diện rộng thành mụn ăn luồng rất lâu khỏi và dễ để lại sẹo rỗ lớn.
Do đó, điều đầu tiên nếu muốn trị mụn thành công bạn nên phân biệt các loại mụn và lựa chọn giải pháp điều trị từng loại.
Chọn đúng kem trị mụn cho từng loại mụn
Kem trị mụn ngày nay thực tế có rất nhiều loại. Mỗi loại kem trị mụn sẽ chứa các thành phần hoạt chất khác nhau. Tuy nhiên, kem trị mụn cũng có một vài thành phần căn bản tương đối như acid salicylic hay glycerin nhằm cải thiện tình trạng dầu thừa và dưỡng ẩm cho da.
Dù vậy, với từng loại mụn sẽ cần đến các hoạt chất khác nhau nhằm ức chế tình trạng viêm nhiễm của mụn.
- Điển hình như mụn đầu đen, đầu trắng bạn có thể sử dụng các loại kem trị mụn có thành phần acid salicylic là đủ.
- Nhưng với các nốt mụn bọc, mụn sưng viêm thì phải cần đến hoạt chất như benzoyl peroxide, niacinamide,...
Có thể nói, giống như bệnh bạn cần “bắt đúng bệnh dùng đúng thuốc” thì với mụn bạn cũng cần phải xác định đụng từng loại mụn và kem trị mụn tương ứng mới nhanh mang đến kết quả như ý.
Trong trường hợp nếu dùng kem trị mụn không phù hợp, đặc biệt với các nốt mụn bọc, mụn mủ, mụn u, thời gian đầu sau khi thoa kem mụn sẽ xẹp xuống, tuy nhiên sẽ dần trở nên chai cứng và tạo thành nốt sẫm màu tại vùng da đó. Đó là biểu hiện mụn đang bị “lờn” sản phẩm trị.
Không tự ý nặn mụn
- Thói quen dùng tay nặn, cạy mụn là sai lầm hàng đầu khiến tình trạng mụn thêm nghiêm trọng hơn cũng như khả năng hình thành mụn thâm và sẹo rỗ sau mụn. Lấy nhân mụn là bước quan trọng không thể thiếu trong việc điều trị mụn.
- Tuy nhiên lấy nhân mụn sai cách lại gây nên tác dụng ngược khiến mụn lâu khỏi hơn, thậm chí ăn sâu hơn, ổ viêm lớn hơn hay nghiêm trọng là nhiễm trùng máu.
- Thời điểm lấy nhân mụn khi mụn chưa “già” cũng là yếu tố quyết định đến kết quả điều trị mụn. Chính vì vậy, để tránh khiến da mụn thêm bị tàn phá bạn nên đến các spa, cơ sở làm đẹp để lấy mụn chuẩn y khoa.
Luôn che chắn bảo vệ da
Ánh nắng hay tác động từ tia UV sẽ khiến da mụn càng thêm mẩn cảm và yếu hơn. Ánh nắng mặt trời hay ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử cũng đều là nguyên nhân khiến da sạm hơn, thâm mụn xuất hiện nhiều hơn.
Vì vậy, việc che chắn, dùng kem chống nắng bảo vệ da là điều không thể thiếu.
Đừng quên dưỡng ẩm cho da
Nhiều bạn thường lo ngại dưỡng ẩm sẽ khiến mụn phát triển mạnh hơn. Thực tế thì lo lắng ấy cũng hoàn toàn dễ hiểu. Bởi thực tế cũng đã có nhiều trường hợp sau khi dưỡng ẩm da nổi nhiều mụn hơn.
Tuy nhiên, điều này xuất phát từ việc dưỡng ẩm sai cách, chọn không đúng sản phẩm dưỡng dành cho da mụn, kết cấu quá dày gây bít tắc da, dùng liều lượng quá nhiều và không làm sạch da, giúp thông thoáng lỗ chân lông trước khi dùng kem dưỡng.
Vì sao nên dưỡng ẩm cho da mụn?
Bởi độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến việc lượng dầu thừa trên da. Khi thiếu độ ẩm, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động công suất hơn sản sinh dầu thừa để giúp giữ ẩm cho da, đây hoàn toàn là cơ chế tự vệ bình thường của da.
Nhưng điều này lại khiến dầu thừa nhiều, bít tắc lỗ chân lông và sinh mụn. Chưa kể, da thiếu độ ẩm lớp màng bảo vệ da bị kém đi, da dễ bị tác động từ mỗi trường ngoài hơn, mụn dễ phát triển mạnh và nhiều hơn.
Và dưỡng ẩm đầy đủ giúp da chống lão hóa, giúp da nhanh phục hồi sau mụn.
Có thể nói, việc phân biệt các loại mụn sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác lựa chọn phương pháp điều trị mụn hiệu quả hơn.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thể tự phân biệt các loại mụn thường gặp cũng như cần lưu ý gì trong quá trình trị mụn.
Chúc bạn sớm thoát khỏi cơn ác mộng mang tên “mụn”.