Những đốm đen li ti trên gương mặt đặc biệt ở phần mũi, má khiến rất nhiều người khó chịu, bởi chúng ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da. Chúng còn được gọi là mụn đầu đen. Vậy nguyên nhân nào gây ra loại mụn này, cách trị sao cho hiệu quả? Tham khảo bài viết sau để tìm được câu trả lời phù hợp nhất dành cho mình.
- Mụn đầu đen là gì thường xuất hiện ở đâu?
- Nguyên nhân gây nên mụn đầu đen là gì?
- Cách trị mụn đầu đen ở mũi, má tận gốc
- Mụn đầu đen ở mũi, ở má có nên nặn không?
- Nặn mụn đầu đen xong làm gì, bôi gì?
- Có nên lột mụn đầu đen ở mũi không và cách lột hiệu quả
- Lột mụn đầu đen xong nên bôi gì làm gì?
- Mụn đầu đen không nặn thành nốt ruồi không?
- Bị mụn đầu đen uống thuốc gì?
- Mụn đầu đen có tự hết được không?
Bác sĩ chia sẻ về mụn đầu đen là gì nguyên nhân và những điều cần biết
1. Mụn đầu đen là gì thường xuất hiện ở đâu?
Mụn đầu đen là những nốt mụn có nhân thường xuất hiện ở khu vực mũi và má.
Đôi khi, có thể nổi ở một số bộ phận khác trên cơ thể như: cổ, lưng, vai, ngực, cổ, cánh tay.
Nhân loại mụn này có 2 đầu. 1 đầu màu trắng ẩn trong lỗ chân lông. Đầu còn lại trồi lên bề mặt da bị oxy hóa nên thường có hình dạng là các đốm nâu đen.
Mụn đầu đen là gì?
Tác hại của mụn đầu đen:
- Mụn đầu đen thường không gây đau nhức, sưng viêm, thế nhưng chúng lại khiến lỗ chân lông giãn nở, tăng tiết bã nhờn trên da.
- Bên cạnh đó, nếu loại mụn này không được xử lý đúng cách thì dễ viêm nhiễm thành các loại mụn khác có mủ và nặng nề hơn.
- Ngoài ra, mụn đầu đen còn gây mất thẩm mỹ khiến da sần sùi, lốm đốm, không đều màu.
- Việc lỗ chân lông giãn nở lâu ngày còn khiến da kém sức sống và nhanh chóng lão hóa.
2. Nguyên nhân gây nên mụn đầu đen là gì?
Nguyên nhân gây mụn đầu đen ở má, mũi do lỗ chân lông tích tụ quá nhiều bã nhờn, bụi bẩn, bị bít tắc. Đó cũng là lý do mụn đầu đen thường xuất hiện ở các cơ địa da dầu nhờn.
Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân khác khiến mụn đầu đen sinh sôi và phát triển trên làn da như sau:
- Rối loạn nội tiết tố hay sự mất cân bằng hormone trong cơ thể khiến tuyến dầu hoạt động quá mức, tiết ra quá nhiều bã nhờn.
Các giai đoạn dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt,... hay căng thẳng, stress cũng rất dễ gây thay đổi hormone, nổi mụn đầu đen. - Tác dụng phụ của các loại thuốc ngừa thai, corticoid, lithium hoặc androgen cũng là một trong những nguyên nhân gây nổi mụn đầu đen.
- Những khu vực có khí hậu nóng, ẩm, môi trường ô nhiễm và khói bụi cũng khiến da tiết nhiều dầu và dễ bị bít tắc lỗ chân lông dẫn tới mọc mụn đầu đen.
- Quá trình vệ sinh da không đảm bảo vệ sinh khiến bụi bẩn, bã nhờn không được làm sạch.
- Một số trường hợp mặc quần áo quá chật, hoạt động đổ nhiều mồ hôi cũng gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn đầu đen.
- Một số hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) cũng khiến mụn đầu đen dễ dàng xuất hiện.
- Chế độ ăn uống không phù hợp, cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng sẽ khiến da tăng sản xuất bã nhờn, nổi mụn đầu đen.
3. Cách trị mụn đầu đen ở mũi, má tận gốc
Với những dạng mụn nhẹ, nhỏ, không có nhân ăn sâu vào bên trong da thì bạn có thể áp dụng các cách trị mụn đầu đen ở má, mũi, cằm tại nhà nhờ các bước làm sạch da và tẩy tế bào chết.
Vệ sinh da mỗi ngày để trị và ngăn ngừa mụn đầu đen
Vệ sinh da mặt sạch sẽ để trị mụn đầu đen
- Để làm sạch da bạn nên sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với tình trạng da 2 lần/ngày.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên tẩy tế bào chết thường xuyên bằng các sản phẩm chuyên dụng với các thành phần như: AHA (alpha-hydroxy-acids) hay BHA (beta hydroxy acids).
- Nếu làn da nhạy cảm thì có thể thay thế bằng nguyên liệu tự nhiên.
- Lưu ý là chỉ nên tẩy tế bào chết 1-2 tuần/lần. Trong quá trình thực hiện, hãy thực hiện các động tác một cách nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh khiến da bị tổn thương.
- Sau khi tẩy tế bào chết bạn nên bôi nước hoa hồng để cân bằng da, se khít lỗ chân lông, cho da khỏe hơn.
- Nếu muốn nhanh chóng tiện lợi và tiết kiệm hơn, bạn có thể áp dụng các cách trị mụn đầu đen ở mũi, má bằng các nguyên liệu thiên nhiên.
Trị mụn đầu đen trên mũi bằng chanh
Thành phần của chanh có chứa Acid citric giúp loại bỏ nhân mụn đầu đen trên bề mặt, làm sạch da, ngăn ngừa mụn và se khít lỗ chân lông.
Ngoài ra, nguyên liệu thiên nhiên này cũng được biết đến với những công dụng như làm mờ vết thâm và chống oxy hóa.
Trị mụn đầu đen bằng chanh
- Cách trị mụn đầu đen tận gốc bằng chanh được tiến hành theo các bước như sau:
- Rửa mặt bằng nước ấm để giãn nở lỗ chân lông.
- Trộn ½ nước cốt chanh và 1 ít muối biển rồi lên vùng da có chứa mụn đầu đen.
- Giữ yên trong vòng 20 phút, lau sạch rồi rửa lại bằng nước lạnh.
Trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to bằng bằng giấm táo
Cũng giống như chanh, thành phần của giấm táo chứa nhiều acid. Vì vậy, chúng có thể thẩm thấu sâu vào bên trong lỗ chân lông để loại bỏ đi các cặn bã nhờn, bụi bẩn đồng thời quét sạch nhân mụn đầu đen.
Bên cạnh đó, với thành phần dồi dào vitamin, nguyên liệu từ thiên nhiên này còn cấp ẩm, cho da bớt khô, nhăn nheo trở nên mịn màng và căng bóng hơn.
Nếu bạn có sẵn gia vị này trong căn bếp nhà mình thì đừng quên sử dụng chúng để trị mụn đầu đen, làm đẹp da.
Trị mụn đầu đen bằng giấm táo
Cách trị mụn đầu đen trên mặt, 2 bên má và vùng trán tại nhà bằng giấm táo được thực hiện theo trình tự như sau:
- Bạn chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: 3 thìa giấm táo, 1 ly nước ấm nhỏ và bông tẩy trang sạch.
- Làm sạch da mặt. Pha loãng giấm táo với nước ấm.
- Dùng bông tẩy trang đã chuẩn bị nhúng vào ly nước và thoa lên tất cả các vùng da trên mặt có chứa mụn đầu đen.
- Giữ yên da mặt trong vòng 15 phút để giấm táo phát huy tác dụng và rửa lại mặt bằng nước sạch.
Cách xử lý mụn đầu đen ở mũi bằng bột yến mạch
- Bột yến mạch luôn là cái tên đầu tiên trong danh sách các nguyên liệu thiên nhiên tốt cho làn da.
- Không những bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, bột yến mạch với thành phần hữu ích của mình còn mang đến công dụng kháng viêm, tiêu sưng rất phù hợp cho da mụn.
Trị mụn đầu đen bằng bột yến mạch
- Nếu bạn đang “đau đầu” vì mụn đầu đen “hoành hành” thì hãy sử dụng bột yến mạch để loại bỏ bụi bẩn, cặn bã bên trong lỗ chân lông bao gồm cả tế bào chết.
- Từ đó, nhân mụn đầu đen cũng bị triệt tiêu, làn da còn được se khít lỗ chân lông, trở nên mịn màng, mềm mại hơn.
Để tăng cường hiệu quả làm đẹp, tốt hơn hết bạn nên kết hợp với sữa chua. Cách tiến hành cụ thể như sau:
- Trộn đều 1 thìa bột yến mạch và 1 thìa sữa chua sao cho tạo thành một hỗn hợp sánh mịn.
- Làm sạch da bằng sữa rửa mặt, sau đó rửa lại bằng nước ấm để thư giãn lỗ chân lông.
- Thoa hỗn hợp bột yến mạch và sữa chua lên da và giữ yên trong vòng 20 phút.
- Rửa lại da với nước sạch là xong.
Với những phương pháp trên, bạn cần kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần để “quét” sạch mụn đầu đen và lấy lại làn da mịn màng nhé!
4. Mụn đầu đen ở mũi, ở má có nên nặn không?
Chắc hẳn đã rất nhiều người gặp phải tình trạng da liễu này thắc mắc rằng mụn đầu đen ở mũi, má có nên nặn, không nặn có sao không.
Để trả lời những câu hỏi này, bạn nên biết mụn đầu đen là loại mụn không sưng, không viêm nên có thể nặn để loại bỏ nhân mụn ra khỏi bề mặt da.
Tuy nhiên, việc nặn mụn đầu đen cần phải tuân thủ theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn vệ sinh.
Có nên nặn mụn đầu đen hay không?
Quá trình nặn mụn đầu đen được tiến hành theo các bước như sau:
- Làm sạch da bằng sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết và có thể thông thoáng lỗ chân lông bằng phương pháp xông hơi.
- Sát khuẩn vùng da nặn mụn bằng dung dịch y tế Povidine để đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình nặn mụn.
- Sử dụng dụng cụ chuyên dụng (đã được sát khuẩn) để lấy nhân mụn đầu đen ra khỏi bề mặt da.
- Sát khuẩn làn da lại một lần nữa để nốt mụn không bị nhiễm khuẩn.
- Bôi toner hoặc đắp mặt nạ để se khít lỗ chân lông và bôi kem chống nắng để bảo vệ làn da nếu phải đi ra ngoài ngay lập tức.
Với những nốt mụn đầu đen ở vùng mũi thì nhớ thao tác nhẹ nhàng bởi đây là vùng da nguy hiểm dễ ảnh hưởng tới các mạch máu bên dưới da.
5. Nặn mụn đầu đen xong làm gì, bôi gì?
Nặn mụn xong nên bôi gì?
- Như quy trình nặn mụn đầu đen đã có nói ở trên, sau khi nặn mụn đầu đen xong bạn nên bôi các loại toner để thu nhỏ lỗ chân lông, giúp da mịn màng và ngừa mụn tái phát.
Hãy chọn toner phù hợp với làn da để không làm kích ứng làn da vừa mới tổn thương sau khi nặn mụn. - Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các loại mặt nạ se khít lỗ chân lông, bổ sung dưỡng chất, giúp da mịn màng và tươi sáng hơn.
- Có thể sử dụng các nguyên liệu đến từ thiên nhiên như: khoai tây + sữa tươi, cà chua + sữa tươi hoặc lòng trắng trứng gà để đắp mặt nạ sau khi nặn mụn đầu đen.
- Hoặc bạn cũng có thể tham khảo các loại mặt nạ giấy đến từ các thương hiệu uy tín để bổ sung dưỡng chất, giúp da mịn màng và tiện lợi, dễ sử dụng hơn.
6. Có nên lột mụn đầu đen ở mũi không và cách lột hiệu quả
Có rất nhiều cách lột mụn đầu đen trên mũi. Bạn có thể sử dụng các loại kem, gel lột mụn hoặc các nguyên liệu từ thiên nhiên như: mật ong trứng gà, baking soda, kem đánh răng, than hoạt tính.
Nên lột mụn đầu đen thế nào?
- Với mỗi cách lột mụn đầu đen ở mũi khác nhau sẽ có hướng dẫn riêng biệt.
- Tuy nhiên, trước khi lột bạn phải làm sạch da, xông hơi để da mềm và lỗ chân lông giãn nở để dễ dàng lột mụn hơn.
- Ngoài ra, thao tác lột mụn nên nhẹ nhàng tránh làm tổn thương da như: rách hoặc xước.
7. Lột mụn đầu đen xong nên bôi gì làm gì?
Lột mụn đầu đen xong bạn cũng nên bôi toner hoặc đắp mặt nạ se khít lỗ chân lông, làm dịu da tương tự các công đoạn sau khi nặn mụn đầu đen.
8. Mụn đầu đen không nặn thành nốt ruồi không?
Nhiều người bị mụn đầu đen lâu năm thường hay thắc mắc: mụn đầu đen có thành nốt ruồi không?
Liên quan đến vấn đề này chuyên gia cho biết việc mụn đầu đen không nặn thành nốt ruồi là không đúng.
Mụn đầu đen không nặn thành nốt ruồi không?
- Bởi bản chất của 2 vấn đề da liễu này là hoàn toàn khác nhau. Mặc dù có vẻ ngoài tương tự nhau, đều là các đốm nâu đen trên da.
- Mụn đầu đen hình thành do bít tắc lỗ chân lông bởi bụi bẩn, tế bào chết tích tụ gây ra.
- Nốt ruồi xuất hiện do các yếu tố làm tăng sắc tố da tập trung, thường lành tính.
Thay vào đó, nếu những nốt mụn đầu đen để lâu không nặn hoặc không được xử lý thì dễ gây viêm nhiễm và tạo thành những mụn mủ, mụn bọc.
9. Bị mụn đầu đen uống thuốc gì?
Mụn đầu đen có thể trị bằng các phương pháp ngoài da như: bôi kem, đắp mặt nạ, tẩy tế bào chết, vệ sinh da thường xuyên. Bạn không cần uống thuốc để trị loại mụn này nếu tình trạng không quá nghiêm trọng.
Bị mụn đầu đen uống thuốc gì?
- Tuy nhiên, để tăng cường sức đề kháng cho làn da bạn có thể uống các viên uống hỗ trợ trị mụn, cung cấp vitamin, khoáng chất như kẽm cho da khỏe mạnh, ngăn ngừa sự tấn công của mụn đầu đen.
- Một số trường hợp da tiết dầu quá nhiều thì bạn có thể uống thuốc cải thiện theo chỉ định của bác sĩ.
- Tốt hơn hết, trước khi uống bất cứ loại thuốc nào trị mụn đầu đen nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
10. Mụn đầu đen có tự hết được không?
Có một điều chắc chắn là mụn đầu đen không thể nào tự hết được, mà bạn phải tìm cách xử lý cũng như áp dụng quy trình chăm sóc da hàng ngày để lấy lại được làn da mịn màng.