Không chỉ xảy ra những thay đổi ở mặt thể chất, tuổi dậy thì cũng đánh dấu những chuyển biến về mặt tinh thần. Đó là lý do nhiều bạn gặp vấn đề về tâm lý. Trường hợp tuổi dậy thì rối loạn cảm xúc phải làm sao? Bài viết sau đây sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn vấn đề này và có cách cư xử sao cho phù hợp và khéo léo nhé.
1. Vì sao tuổi dậy thì bị rối loạn cảm xúc?
Ở giai đoạn tuổi dậy thì, trẻ có thể gặp phải chứng rối loạn cảm xúc. Đây là một căn bệnh tâm lý mà não bộ xảy ra tình trạng rối loạn, tạo nên những bất ổn về mặt cảm xúc, tinh thần.
Ví dụ như trẻ đang hưng phấn có thể ngay lập tức chuyển sang cảm xúc khác như ức chế. Tâm trạng bé thay đổi thất thường.
Vì sao tuổi dậy thì bị rối loạn cảm xúc?
Nguyên nhân của chứng rối loạn cảm xúc này là do những thay đổi về hormone bên trong cơ thể, khiến trẻ trở nên nhạy cảm. Bên cạnh đó những lo âu, căng thẳng, áp lực từ việc học tập, mối quan hệ gia đình, bạn bè,... cũng khiến trẻ bị tác động. Việc thức khuya, mất ngủ cũng là một yếu tố khiến cả thể chất và tinh thần của bé trở nên tệ hơn.
2. Tuổi dậy thì rối loạn cảm xúc phải làm sao?
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu của chứng rối loạn cảm xúc ở trẻ tuổi dậy thì, đừng lờ nó đi, hãy bên cạnh, hướng dẫn và giúp đỡ trẻ vượt qua được giai đoạn này.
Quan sát trẻ từ xa
Tuổi dậy thì là khoảng thời gian con trẻ rất “ẩm ương” Do đó, cha mẹ cần hết sức để ý quan sát để nhận ra những hành vi không đúng mực, dấu hiệu lạ từ con và có cách giải quyết phù hợp. Không nên tạo cảm giác bạn đang theo dõi, điều tra sẽ khiến trẻ ngày càng che dấu và thu mình hơn.
Lắng nghe trẻ và thấu hiểu trẻ
Hãy lắng nghe những vấn đề mà trẻ đang gặp phải để tìm hiểu được liệu con đang phải “đối đầu” với điều gì. Đồng thời, việc bạn chân thành lắng nghe là một tín hiệu tích cực gửi đến trẻ cho thấy rằng con không hề đơn độc. Từ đó, con sẽ dễ dàng mở lòng mình với phụ huynh hơn.
Tuổi dậy thì rối loạn cảm xúc phải làm sao?
Không tạo áp lực quá lớn lên trẻ
Giữ một tinh thần thư thái, không áp lực, không lo âu, sẽ giúp trẻ trở nên vui vẻ và cân bằng cảm xúc của mình hơn.
Đưa ra lời khuyên và định hướng đúng đắn
Nếu trẻ đang gặp vấn đề, đừng ngần ngại đưa ra lời khuyên. Hãy nhẹ nhàng diễn giải hành vi của trẻ là chưa đúng, cách khắc phục nào là phù hợp và mang lại tích cực hơn và cho trẻ quyền lựa chọn.
Tiếp nhận những sự trợ giúp từ chuyên gia
Cha mẹ cần tìm hiểu thông tin về chứng rối loạn tâm lý ở tuổi dậy thì. Nếu không biết cách xử lý thì đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn.