Tuổi dậy thì sẽ xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt theo đúng lộ trình phát triển. Tuy nhiên không phải ai cũng có chu kỳ kinh nguyệt đều. Vậy nếu tuổi dậy thì bị chậm kinh có sao không, ảnh hưởng gì tới sức khỏe sau này của bé gái không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây. Hãy tham khảo ngay nhé.
1. Chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt đánh dấu tuổi dậy thì ở trẻ
Ở bé gái, giai đoạn dậy thì thường được đánh dấu bằng chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Đây được coi là hiện tượng sinh lý bình thường. Trong chu kỳ kinh nguyệt, biểu hiện thường gặp là tình trạng chảy máu ra ngoài âm đạo. Nguyên nhân đến từ việc bong niêm mạc tử cung do sự thay đổi nội tiết buồng trứng ở con gái.
Khi hành kinh, bé gái có thể bị đau bụng, có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, biếng ăn. Ngoài ra, trạng thái tâm lý cũng ảnh hưởng như thường xuyên cáu gắt, lo âu,...
Lượng máu kinh được cho là bình thường là ở mức phải thay 3-5 lần băng vệ sinh mỗi ngày. Khi quan sát, bạn sẽ thấy máu kinh có màu đỏ tươi, không đông, có mùi nồng nhưng không bị tanh. Thông thường, kỳ kinh nguyệt sẽ có chu kỳ lặp lại 1 tháng 1 lần, mang tính chất định kỳ hàng tháng. Vòng kinh bình thường ở bé gái là khoảng 22-35 ngày. Nếu tính trung bình là 28-30 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong vòng 3-7 ngày.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chu kỳ kinh nguyệt tới trễ hay còn được gọi là chậm kinh. Vậy điều này có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của bé gái không?
2. Tuổi dậy thì bị chậm kinh có sao không?
Để trả lời câu hỏi này thì bạn cần biết rằng, ở giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, nhất là trong khoảng 1-2 năm, kinh nguyệt có thể chưa đều, xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt trong đó có chậm kinh.
Thông thường, các bé gái ở độ tuổi dậy thì dễ gặp phải các trường hợp 2-3 tháng mới có kinh, lượng kinh ra ít, ra một chút rồi lại mất vài hôm sau đó có lại.
Tuổi dậy thì bị chậm kinh khá phổ biến
Lý do là vì lúc này hoạt động của khu vực trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng chưa được vận hành suôn sẻ và hoàn chỉnh. Từ đó, xảy ra tình trạng, có tháng buồng trức phóng noãn đến 2-3 lần hoặc 2-3 tháng, thậm chí đến 6 tháng mới phòng 1 lần.
Ngoài ra, việc trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, học tập căng thẳng, lo lắng hay thức khuya quá nhiều cũng ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
Nhìn chung, theo thống kê, có đến 70% trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là do rối loạn phóng noãn và nội tiết. Đây là tình trạng bình thường nên nếu bạn thắc mắc tuổi dậy thì bị châm kinh có sao không thì câu trả lời là không sao.
Tuy nhiên, bạn cũng cần quan sát kỹ càng. Nếu thời gian chậm kinh ngày càng tăng và kéo dài liên tục, đi kèm các dấu hiệu lạ như đau bụng dưới dữ dội, máu kinh bất thường, có mùi hôi,... thì hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám. Có thể bé đang gặp phải những vấn đề ở cổ tử cung.
Ngoài ra, đừng quên cho trẻ ở độ tuổi dậy thì sinh hoạt điều độ, chế độ dinh dưỡng, hợp lý, cân bằng giữa việc học tập và vui chơi để luôn khỏe mạnh và lạc quan.