Mụn cơm là gì? Nguyên nhân hình thành mụn cơm

Mụn cơm hay còn được biết đến với tên gọi mụn cóc, đây là một loại mụn gần như là khác biệt hoàn toàn so với các loại mụn thông thường. Bởi lẽ, nếu các nốt mụn trứng cá thường có biểu hiện sưng đỏ, có thể lên viêm thì mụn cơm chỉ là một phần da nhô lên, tăng cao tạo thành nốt sùi nhỏ.

Mụn cơm về cơ bản rất lành tính, không hề gây đau hay sưng viêm cho khổ chủ. Tuy nhiên, mụn cơm lại thường hay xuất hiện vùng quanh mắt, mụn cơm trên da mặt làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của “mặt tiền”. Ngoài ra, mụn cơm còn xuất hiện tại nhiều vị trí khác trên cơ thể như mụn cơm ở ngón tay, mụn cơm lưng, ở cổ. 

1. Mụn cơm là gì?

  • Biểu hiện của mụn cơm là những nốt mụn có màu trắng hoặc đục, đôi khi là màu hồng, nâu. Khi sờ vào sẽ mang đến cảm giác khô ráp, hơi cứng nhưng không gây đau. Có lẽ chính vì vậy, nhiều người cũng thường lơ là không điều trị mụn cơm sớm. Trên thực tế, mụn cơm sau một thời gian cũng sẽ tự mất đi. Nhưng cũng có vài trường hợp tại vùng nốt mụn có xuất hiện các chấm đen, được gọi là hạt mụn cơm. Và đây là kết quả mao mạch xung quanh bị tụ huyết, tạo huyết khối. 
  • Mụn cơm có thể mọc đơn lẻ thành từng nốt nhưng cũng mọc thành từng cụm. Mụn cơm có thể lây từ vùng này sang vùng da khác, từ người này qua người khác do tiếp xúc với dịch mụn bên trong. Đó cũng là lý do, mụn cơm xuất hiện tại nhiều vùng trên cơ thể. 

Mụn cơm là gì?

Mụn cơm là gì? 

2. Nguyên nhân hình thành mụn cơm

Nguyên nhân hình thành nên mụn cơm là do sự xâm nhập tấn công của vi khuẩn HPV. Vi khuẩn này xuất hiện và tồn tại trong môi trường sống xung quanh. Do vậy, rất nhiều đối tượng có thể bị mụn cơm: 

  • Đặc biệt là trẻ em
  • Những người thường xuyên cắt móng, làm nail, 
  • Người có hệ miễn dịch kém, 
  • Thường dùng chung khăn tắm, dao cạo râu, vật dụng cá nhân với người bị mụn cơm. 

Nguyên nhân hình thành mụn cơm

Nguyên nhân hình thành mụn cơm

Cách chữa mụn cơm dân gian

Mụn cơm dù không gây đau nhưng khi mụn thường xuyên bị chà xát, bị vỡ nốt mụn sẽ rất dễ lây lan sang các vùng da khác, và gây đau nhức cho người bệnh. Các nốt mụn lây lan trên diện rộng sẽ gây mất thẩm mỹ rất nhiều. Do vậy, thay vì chờ đợi các nốt mụn cơm tự mất đi thì bạn cần tìm các cách chữa mụn cơm sớm. 

Các phương pháp trị mụn cơm dân gian thường được áp dụng ngay tại nhà bởi vừa tiết kiệm chi phí vừa đơn giản và dễ thực hiện. Nếu bạn đang bị mụn cơm thì hãy thử ngay các cách trị mụn cơm dân gian dưới đây!

1. Trị mụn cơm bằng tỏi

Tỏi được biết đến là một trong những gia vị thường dùng trong các món ăn hàng ngày. Các bác sĩ cũng thường khuyến khích bổ sung tỏi trong các bữa cơm hàng ngày nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, tỏi cũng có tác dụng trong việc trị mụn. Điển hình phải kể đến trị mụn cơm bằng tỏi. 

Trong tỏi có hoạt chất allicin là một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho da cũng như giúp ức chế sự phát triển tấn công của vi khuẩn lên da. Vi khuẩn HPV trong ổ mụn sẽ được ức chế và nốt mụn cũng dần tan biến. 

  • Bạn chuẩn 1-2 tép tỏi và bóc vỏ rửa sạch, để ráo. 
  • Giã nát 2 tép tỏi, và trộn cùng một chút nước sạch. 
  • Sau đó dùng tăm bông thấm dung dịch chấm lên vùng nốt mụn. 
  • Bạn có thể để qua đêm sau đó thì rửa lại với nước.

Cách chữa mụn cơm dân gian

Cách chữa mụn cơm dân gian

2.Trị mụn cơm với dứa

Ngoài tỏi thì trị mụn cơm bằng dứa cũng là một nguyên liệu rất đơn giản, dễ tìm và có hiệu quả. Trong dứa có hoạt chất bromelain, theo nghiên cứu hoạt chất này có khả năng tiêu thụ protein mà nốt mụn cơm chính là do sự tăng trưởng quá mức của protein gây sần da. Thêm vào đó, bromelain còn giúp hòa tan protein trong vi khuẩn HPV. Nhờ vậy, các nốt mụn cơm sẽ dần biến mất. 

  • Chuẩn bị ¼ trái thơm, gọt vỏ rửa sạch để ráo. 
  • Sau đó, đem xay nhuyễn, lấy phần nước ép và phần xác đắp lên vùng da bị mụn cơm. 
  • Bạn để ngâm trong vòng 4-5 phút, rồi rửa lại với nước sạch. 

3. Trị mụn cơm với cây lô hội

Nha đam hay lô hội là nguyên liệu rất quen thuộc trong các sản phẩm chăm sóc da bởi khả năng dưỡng ẩm và làm dịu, phục hồi da hiệu quả nhờ các thành phần vitamin A, C, E và B12. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nha đam cũng có hiệu quả trong việc trị mụn nhờ hoạt chất acid Folic, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. 

  • Chuẩn bị 1 miếng nha đam đem bỏ vỏ, lấy phần thịt bên trong rửa sạch và để ráo. 
  • Sau đó đem xay nhuyễn nha đam trộn cùng 1 chút mật ong. 
  • Lấy hỗn hợp đắp lên vùng da bị mụn cơm trong 20 phút và rửa lại với nước sạch. 

4. Trị mụn cơm với dấm táo

Giấm táo là một chế phẩm từ táo được nghiên cứu mang lại rất nhiều lợi ích cho làn da. Không chỉ chống oxy hóa mà giấm táo còn giúp da giảm nám, thâm mụn. Đặc biệt, giấm táo còn hoạt động như acid salicylic có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Vi khuẩn HPV cũng sẽ bị ức chế bởi dấm tạo và giúp nốt mụn cơm nhanh được loại bỏ. 

  • Chuẩn bị 1 muỗng giấm táo, pha với nước sạch theo tỉ lệ 2:1 rồi dùng bông gòn thấm dung dịch chấm lên nốt mụn cơm trong vòng 5-7 phút rồi rửa lại với nước sạch. 

5. Trị mụn cơm bằng vỏ chuối

Chuối là một loại trái cây rất tốt cho cơ thể và làn da nhưng ít ai biết rằng vỏ chuối lại có công dụng trong việc trị mụn. Điển hình phải kể đến trị mụn cơm bằng vỏ chuối. Trong vỏ chuối có hàm lượng lớn nguyên tố kali. Khoáng chất này rất có lợi cho quá trình chuyển hóa và tăng khả năng kháng sinh cho làn da, chống lại vi khuẩn HPV. 

  • Sau khi vệ sinh da mặt sạch sẽ, bạn dùng vỏ chuối chà sát lên các nốt mụn cơm. 
  • Sau tầm 5-7 phút thì rửa lại với nước sạch.  

Cách chữa mụn cơm chuẩn y khoa

Các cách chữa mụn cơm dân gian tuy hiệu quả nhưng thường mang đến kết quả chậm và không trọn vẹn, khả năng tái phát cao. Do vậy mà, y khoa ngày nay đã tìm ra các phương pháp mới, áp dụng công nghệ cao trong điều trị nhằm vừa tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian vừa ngăn ngừa mụn cơm quay trở lại. 

Cách chữa mụn cơm chuẩn y khoa

Cách chữa mụn cơm chuẩn y khoa

1. Thuốc bôi acid salicylic 

  • Đây được xem là cách trị mụn cơm phổ biến nhất và cũng thông dụng nhất bởi tính đơn giản, không phải can thiệp quá nhiều bằng thủ thuật. Trong phương pháp này bác sĩ sẽ dùng acid salicylic ở nồng độ vừa phải giúp ức chế vi khuẩn HPV và làm bay mụn. 

2. Cantharidin

  • Đây là một hoạt chất chiết xuất từ họ ban miêu. Hoạt chất này khi được thoa lên vùng nốt mụn cơm sẽ gây nên hiện tượng phỏng, rộp da. Khi tình trạng này kết thúc, cũng là lúc các nốt mụn cơm cũng sẽ bong ra và được loại bỏ một cách trọn vẹn. Phương pháp này tương đối nguy hại nếu bạn không được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Thêm vào đó, sau khi mụn đã bong đi bạn cũng cần che chắn, chống nắng bảo vệ da để tránh bị thâm sau mụn. 

3. Áp lạnh

  • Thay vì dùng hoạt chất chấm lên nốt mụn thì phương pháp áp lạnh lại hoạt động theo nguyên tác phụ nitơ lỏng gây phỏng lạnh vùng da tại nốt mụn. Từ đây nốt mụn cũng bị phồng rộp lên và bong ra sau vài ngày. Phương pháp này đòi hỏi được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ để hạn chế tối đa biến chứng qua các vùng da lân cận khác.

4. Vi phẫu

  • Đối với các nốt mụn ở lưng, chân, các vùng da khuất trong cơ thể và có kích thước lớn, thường sẽ được áp dụng phương pháp vi phẫu. Tức là dùng dao điện cắt hoặc đốt các nốt mụn một cách trực tiếp. Ngay lập tức các nốt mụn cơm được loại bỏ. Tuy nhiên, phương pháp này lại rất dễ để lại sẹo cũng như tương đối đau hay khó chịu cho người bệnh và việc chăm sóc sau phẫu thuật cũng cần đặc biệt chú ý. 

5. Phẫu thuật laser

  • Sao với các phương pháp kể trên thì trị mụn cơm bằng laser là liệu pháp tốn kém nhất. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tương đối hiệu quả, nhanh chóng. Nguy cơ để lại sẹo đến từ việc chăm sóc da sau khi bắn laser và đòi hỏi kỹ thuật bắn, người thực hiện tay nghề cao, đủ chuyên môn xử lý kịp thời. 
  • Nói cách khác đây cũng là một giải pháp tiêu đốt nốt mụn cơm nhanh và bạn cũng có thể cân nhắc.