Rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng thiếu hụt estrogen ở độ tuổi dậy thì, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này? Chúng tôi mang đến cho bạn các cách bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì hiệu quả trong bài viết dưới đây. Hãy tham khảo ngay nhé.

1. Thiếu hụt estrogen tuổi dậy thì là gì?

Thiếu hụt estrogen tuổi dậy thì là gì?

Thiếu hụt estrogen tuổi dậy thì là gì?

Vào giai đoạn tuổi dậy thì, cơ thể sẽ sản sinh một lượng lớn hormone estrogen nhằm mục đích phát triển các cơ quan, hoàn thiện các chức năng của cơ thể người trưởng thành.

Tuy nhiên, có một số trường hợp xảy ra tình trạng thiếu hụt estrogen với những biểu hiện như sau:

  • Dậy thì muộn ở bé gái do buồng trứng không sản sinh đủ hormone estrogen để thúc đẩy quá trình dậy thì đúng thời điểm.
  • Rối loạn kinh nguyệt do lượng estrogen mà cơ thể tiết ra không đủ.
  • Một số cơ quan bị ảnh hưởng như: vòng 1 bé, không có đường cong cơ thể mềm mại, da kém mịn màng, giọng nói ồm, không trong trẻo…
  • Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này của bé gái như: khó mang thai, sinh khó, sau sinh bị ít sữa, mất sữa,...

Trên đây chỉ là những biểu hiện bên ngoài, để biết được bé ở tuổi dậy thì có thiếu hụt estrogen hay không thì nên đến bệnh viện để thăm khám.

2. Các cách bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì

Để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng thiếu hụt estrogen, phụ huynh có thể áp dụng một số cách sau để bổ sung hormone này một cách đầy đủ cho bé trong độ tuổi dậy thì.

Trẻ trong độ tuổi dậy thì cần có một chế độ ăn uống hợp lý vừa có rau củ quả, các loại thịt, hải sản,... để cung cấp đủ lượng dinh dưỡng và estrogen cho cơ thể. Nhất là tuổi dậy thì nên uống sữa, ăn thực phẩm giàu vitamin C và chất xơ.

Bổ sung thực phẩm chứa các thành phần giúp tăng estrogen

Bổ sung thực phẩm chứa các thành phần giúp tăng estrogen

Bạn cũng có thể bổ sung thực phẩm chứa các thành phần giúp tăng estrogen trong cơ thể như sữa đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành, đậu tương, cá hồi, trứng gà, hến, trai, rau bắp cải, đỗ xanh, cảnh xoăn, các loại hạt, ngũ cốc, dâu tây, quả mâm xôi, đào, dưa hấu,...

Đây là lượng estrogen ngoại hình có thể bổ sung để lấp đầy việc khiếm khuyết hormone này bên trong cơ thể của bé trong giai đoạn dậy thì.

Việc tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp thúc đẩy các quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp quá trình sản sinh hormone estrogen được diễn ra thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, nên nhớ rằng bạn không nên cho trẻ tập các bài thể dục quá sức, vận động nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trẻ trong độ tuổi dậy thì cần ngủ đúng giờ, đủ giấc để không làm ảnh hưởng đến quá trình tiết ra hormone estrogen. Bên cạnh đó, trẻ nên giữ tâm lý, tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình dậy thì.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung hormone estrogen nhưng cần được sự tư vấn của bác sĩ. Với việc thiếu hụt estrogen trầm trọng, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.