Rượu thuốc trị mụn có hại không, cách sử dụng thế nào cho đúng là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Hãy cùng giải đáp tất cả trong bài viết sau bằng những thông tin chi tiết mà chúng tôi cung cấp.

1. Rượu thuốc trị mụn là gì?

Rượu thuốc trị mụn được nhiều người sử dụng để làm đẹp làn da. Tuy nhiên, những tác động mà sản phẩm này gây ra cho da, liệu có lợi hay có hại lại là vấn đề gây tranh cãi.

Rượu thuốc trị mụn được sử dụng phổ biến hiện nay, thường dùng rượu ngâm với các loại thảo dược. Loại rượu thuốc này dùng để bôi ngoài da và được cho biết là mang đến tác dụng trị mụn, trị nám, làm trắng da.

Cách làm rượu thuốc trị mụn rất đơn giản. Để tạo nên một sản phẩm rượu thuốc trị mụn, thành phần không thể thiếu có thể kể đến như: rượu có nồng độ cồn từ 45 độ trở lên. Bên cạnh đó là các loại thuốc đông y như: phấn hoa, đào hoa, linh chi,… 

Tùy theo từng sản phẩm cụ thể mà sẽ thêm vào thảo dược khác nhau cũng như tính toán thời gian ngâm, ủ thuốc, tỷ lệ thuốc.

Rượu thuốc trị mụn là gì?

Rượu thuốc trị mụn là gì?

Bạn có thể quen thuộc với một số sản phẩm như: rượu thuốc trị mụn từ rễ cây, rượu thuốc Bắc trị mụn, rượu thuốc trị mụn từ thảo dược thiên nhiên.

Rửa sạch cắt nhỏ các loại rễ cây đinh lăng, mật nhân, chùm ngây, mật gấu,... rồi mang đi phơi khô, ngâm với rượu trắng hoặc rượu gạo trong vòng 1 tháng là có thể đúng.

Với rượu thuốc bắc trị mụn thì người ta thường kết hợp các loại thuốc bắc khác nhau như: thục địa, hoàng sâm, đương quy, sâm hoa kỳ,… rồi ngâm với rượu.

Nhiều người cũng sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên như: trà xanh, sống đời, gừng, nghệ, mật ong,... ngâm với rượu trắng trong vòng 2 tuần là đã có thể trị mụn.

Rượu thuốc trị mụn có dạng lỏng. Cách sử dụng rượu thuốc trị mụn cũng khá đơn giản, chỉ cần bôi lên da ngày 1-2 lần là đã có thể làm đẹp da.

2. Bôi thuốc rượu trị mụn có tốt không?

Có rất nhiều người bôi rượu thuốc trị mụn, làm trắng da cho hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 1-2 tuần sử dụng.

Nói về công dụng của rượu thuốc thì chưa có kiểm chứng từ nghiên cứu da liễu nào cho thấy phương pháp này mang lại hiệu quả cho làn da.

Thông thường, người ta dùng rượu thuốc để xoa bóp, điều trị các bệnh lý xương khớp hoặc làm tan các vết bầm tím,... Vì vậy, việc dùng rượu thuốc trị mụn, làm đẹp da có thể mang lại nhiều rủi ro. 

Rượu thuốc trị mụn có tốt không?

Rượu thuốc trị mụn có tốt không?

Đặc biệt, hiện nay, có rất nhiều trường hợp sử dụng rượu thuốc trị mụn gặp phải tình trạng  nổi mụn nhiều hơn, da mỏng, yếu thậm chí là bong tróc… Cho nên khi sử dụng phương pháp này để làm đẹp cần hết sức cẩn trọng.

3. Tác hại của việc dùng rượu thuốc trị mụn

Tác dụng của việc dùng rượu thuốc trị mụn thì chưa rõ. Tuy nhiên, thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp hư hỏng làn da do sử dụng sản phẩm này.

Đầu tiên phải kể đến thành phần có trong sản phẩm này đó chính là rượu trắng hoặc rượu gạo (có nồng độ cồn từ 40 độ trở lên). 

Thành phần cồn đáng chú ý này khi bôi lên da có thể khiến da mất nước. Bởi cồn có đặc tính bay hơi, mang đi theo lượng ẩm tự nhiên. 

Từ đó, da trở nên khô, bong tróc. Kết quả là cấu trúc da bị tổn thương, da yếu, dễ kích và bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài môi trường.

Nhất là đối với làn da nhạy cảm thì cồn còn làm cho da kích ứng, ửng đỏ thậm chí là sưng tấy.

Bên cạnh đó, các thảo dược mà rượu thuốc trị mụn đều có tính nóng, dễ gây ra tình trạng sưng tấy, ửng đỏ. Nhiều trường hợp dị ứng có thể dẫn đến nổi mụn.nhiều hơn.

Chưa kể để mang lại tác dụng nhanh chóng, nhiều loại rượu thuốc trị mụn còn có chứa corticoid. 

Ban đầu, khi sử dụng sản phẩm này, dưới tác động của corticoid làn da sẽ trở nên trắng hơn, các nốt mụn cũng khô lại, bong cồi. Da mịn màng, hồng hảo.

Thế nhưng sau một thời gian không sử dụng nữa, làn da sẽ trở nên mỏng, yếu, giãn mao mạch, nổi mụn nhiều và bong tróc từng mảng.

Đây đều là những dấu hiệu cho thấy làn da đã nhiễm corticoid nặng nề. Nếu bạn gặp phải tình trạng da này thì cần phải đến các cơ sở da liễu uy tín để điều trị ngay.

Nói tóm lại, bạn phải cực kỳ thận trọng với việc sử dụng các sản phẩm rượu thuốc trị mụn. Bởi như đã nói phương pháp này chưa được kiểm chứng về độ an toàn.

  • Hiệu quả của chúng chỉ được truyền miệng, không được các cơ sở y tế kiểm tra từng thành phần. Thêm nữa rượu thuốc còn dễ gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tới làn da.
  • Ngoài ra, rượu thuốc trị mụn thường được sản xuất nhỏ lẻ hay tự ý thực hiện tại nhà, không có nhãn mác, xuất xứ, rất dễ gây ra hậu quả xấu.
  • Vì vậy bạn không nên tùy ý sử dụng, nhất là đối với những làn da nhạy cảm. Khi bôi lên da, cần chú ý không được để tiếp xúc với vùng xung quanh mắt.
  • Tốt hơn hết, bạn không nên dùng sản phẩm này trị mụn mà có thể tham khảo các sản phẩm khác có xuất xứ rõ ràng và độ tin cậy cao hơn.
  • Nếu tình trạng mụn nặng thì nên khám bác sĩ da liễu để được chỉ định các loại thuốc hoặc sản phẩm phù hợp.

Một số tác hại của rượu thuốc trị mụn

Một số tác hại của rượu thuốc trị mụn

4. Cần làm gì khi dùng rượu thuốc trị mụn bị dị ứng?

Với những trường hợp sử dụng rượu thuốc trị mụn mà da sưng tấy, ửng đỏ và nổi mụn nhiều hơn, bạn có thể tham khảo cách xử lý như sau:

Nếu bạn mới sử dụng rượu thuốc trị mụn nhưng thấy các dấu hiệu bất thường trên da thì nên ngừng dùng sản phẩm. 

Trường hợp bạn đã dùng 1 thời gian dài và làn da có những biểu hiện nhiễm corticoid có trong rượu thuốc thì hãy ngưng từ từ để làn da quen dần.

Làm sạch da đúng cách sẽ giúp loại bỏ dần tác dụng thuốc lên da. Đồng thời, bảo vệ làn da đang mỏng yếu, kích ứng trước các tác động có hại bên ngoài môi trường.

Đặc biệt là khi vệ sinh cho làn da nhạy cảm cần phải chú ý những điều sau:

  • Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với làn da, ít tạo bọt, không chứa hạt.
  • Không dùng nước nóng rửa mặt, thao tác nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh làm tổn 
  • Sau khi làm sạch da, nên tiến hành quy trình skincare với các sản phẩm phục hồi phù hợp để làn da tái tạo.

Nếu trường hợp da bị tổn thương nặng nề khi dùng rượu thuốc trị mụn như: nổi mụn nhiều hơn, da ửng đỏ, sưng tấy, gây đau nhức, ngứa ngáy, châm chích thì hãy đến cơ sở da liễu uy tín để được điều trị ngay.

Bác sĩ sẽ thăm khám mà xác định mức độ làn da bị tổn thương. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc uống, thuốc bôi để khắc phục tình trạng da. 

Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý mua thuốc điều trị rất dễ khiến da bị nặng hơn, dẫn tới hủy hoại làn da.