Thay vì sử dụng cây nặn mụn hoặc tay nhiều người chuyển qua dùng tăm bông với lý do là đảm bảo an toàn. Vậy nặn mụn bằng tăm bông có tốt không? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây, bạn sẽ tìm được câu trả lời dành cho mình nhé.

1. Nặn mụn bằng tăm bông là gì?

Nặn mụn bằng tăm bông cũng giống như những phương pháp lấy nhân mụn khác. Về cơ bản, nó cũng giúp lấy hết nhân mụn ra khỏi bề mặt da, ngăn ngừa và điều trị mụn hiệu quả.

Nhưng thay vì dùng tay hoặc cây nặn mụn thì phương pháp này sử dụng tăm bông. 

Nặn mụn bằng tăm bông là gì?

Nặn mụn bằng tăm bông là gì?

Ưu điểm của phương pháp này là:

  • Nhẹ nhàng, hạn chế thương tổn cho da, ngừa sẹo, vết thâm sau khi nặn mụn.
  • Ngừa nhiễm trùng do tăm bông là dụng cụ an toàn, không bị gỉ, sét.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là đối với những nốt mụn nằm sâu bên trong da thì có thể khó mà lấy hết được. Ngoài ra, với những nốt mụn nhiều nhân thì khó mà lấy hết.

2. Nặn mụn bằng tăm bông có tốt không?

Như đã nói ở trên, việc nặn mụn bằng tăm bông có những ưu và khuyết điểm riêng. Nên để trả lời phương pháp này có tốt không thì còn phụ thuộc vào tình trạng da của bạn.

  1. Nếu nốt mụn không quá sâu, nhỏ và dễ lấy ra khỏi bề mặt da thì bạn có thể dùng tăm bông để nặn mụn.
  2. Nếu nốt mụn ăn quá sâu bên trong da, lớn thì cần phải nhờ đến sự tác động của các dụng cụ chuyên dụng khác.

Bên cạnh đó việc nặn mụn bằng tăm bông có an toàn hay không còn phụ thuộc vào người tiến hành.

Nếu người nặn mụn không biết cách thực hiện thao tác một cách chính xác, với một lực vừa đủ thì sẽ dễ gây tổn thương làn da, để lại sẹo và vết thâm.

Ngoài ra, các yếu tố về vệ sinh như: chưa làm sạch da mặt, da tay, không sát khuẩn da sau khi nặn,... cũng khiến làn da dễ bị thương tổn. 

Nặn mụn bằng tăm bông có tốt không?

Nặn mụn bằng tăm bông có tốt không?

Do đó, để đảm bảo nặn mụn bằng tăm bông an toàn hay bất cứ phương pháp nào khác, bạn nên đến các cơ sở da liễu uy tín để được tiến hành quy trình chuẩn y khoa, bao gồm các công đoạn như sau:

  • Vệ sinh da thật sạch trước và sau khi nặn mụn.
  • Hấp tiệt trùng các dụng cụ có sử dụng trong quá trình nặn mụn.
  • Người thực hiện cần có chuyên môn và kinh nghiệm về vấn đề nặn, lấy nhân mụn.
  • Trước khi nặn mụn nên xông hơi để lỗ chân lông giãn nở, dễ dàng lấy nhân mụn mà không làm tổn thương bề mặt da.
  • Hạn chế việc tự ý nặn mụn bằng tăm bông tại nhà, vì có thể còn sót nhân mụn dễ khiến mụn tái phát.