Mụn nội tiết được biết tới là một trong những loại mụn khó điều trị nhất hiện nay. Đặc biệt, do mụn nội tiết tố đến từ nguyên nhân bên trong cơ thể. Vì vậy không phải ai cũng biết cách xử lý thế nào để trị mụn triệt để. 

Đó chính là lý do chúng tôi mang đến bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp những thắc mắc cũng như giới thiệu thêm những điều cần biết về mụn nội tiết tố.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề da “nan giải” thì đừng bỏ lỡ mà hãy tham khảo ngay nhé!

Bác sĩ chia sẻ những vấn đề liên quan đến mụn nội tiết tố

1. Mụn nội tiết là gì? Nguyên nhân gây mụn nội tiết?

Mụn nội tiết tố cũng là một dạng mụn trứng cá do nguyên nhân đến từ bên trong cơ thể gây ra. Nói chính xác hơn là do lượng hormone thay đổi thất thường.

Mụn nội tiết có rất nhiều dạng với các biểu hiện khác nhau của mụn trứng cá như: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn ẩn, mụn bọc, mụn mủ…

Như đã nói ở trên mụn nội tiết tố do nguyên nhân chủ yếu là sự rối loạn hormone trong cơ thể. Lượng androgen tăng đột ngột, kích thích tuyến dầu hoạt động quá mức, gây tích tụ bã nhờn, bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn.

Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết là gì?

  • Các giai đoạn trong quá trình phát triển của cơ thể như: dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh... chính là thời điểm gây mất cân bằng hormone gây mụn nội tiết tố.
  • Căng thẳng, stress, ngủ không đủ giấc, sử dụng chất kích thích, hút thuốc,... cũng khiến nội tiết tố rối loạn, sinh ra mụn.  
  • Ăn uống không điều độ, bổ sung quá nhiều thức ăn dầu mỡ, cay nóng,... cũng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng mụn nội tiết trên da của bạn.         
  • Nhiều người thường lầm tưởng mụn nội tiết chỉ xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, mụn nội tiết ở nam giới vẫn rất phổ biến, nhất là trong giai đoạn dậy thì.

2. Mụn nội tiết thường mọc ở đâu?

Vị trí nổi mụn nội tiết

Vị trí nổi mụn nội tiết

  1. Mụn nội tiết thường mọc ở những vị trí nhất định trên gương mặt. Ví dụ như nổi mụn ở khu vực vùng chữ T (trán, sống mũi, 2 bên mũi và cằm) thì là mụn nội tiết trong giai đoạn dậy thì. 
  2. Mụn nội tiết ở trường hợp người trưởng thành thì nổi ở khu vực cằm và xung quanh hàm. Tuy nhiên, một số trường hợp cũng có thể nổi mụn ở má.

Mụn nội tiết thường dai dẳng, tái phát liên tục, có thể biến chứng thành các nốt mụn lớn, chứa mủ, gây đau nhức dữ dội. Có khi mụn nội tiết có thể gây ngứa ngáy, khó chịu.

3. Mụn nội tiết khi nào hết, có hết không?

Mụn nội tiết khi nào hết?

Mụn nội tiết khi nào hết?

Thông thường, sau một thời gian, lượng hormone trong cơ thể cân bằng trở lại thì mụn nội tiết có thể thể hết đi. Tuy nhiên, đi kèm với đó là việc xử lý nốt mụn hợp lý và chế độ chăm sóc da khoa học trong và sau khi bị mụn.

Bởi vì nếu bạn không biết cách giữ vệ sinh da và trị mụn hiệu quả thì tình trạng mụn sẽ nặng nề hơn. Làn da trở nên yếu đi, mụn cứ thế tiếp tục “hoành hành” trên da dù bạn đã bước qua giai đoạn rối loạn hormone.

4. Mụn nội tiết nên làm gì? Làm sao hết?

Nếu bạn bị mụn nội tiết tố, đừng ngần ngại đến ngay bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Bởi loại mụn này xuất phát từ nguyên nhân bên trong cơ thể, nên cần có hướng xử lý từ trong ra ngoài để mang lại kết quả tối ưu, tìm ra cách trị mụn nội tiết dứt điểm.

Nên đến bác sĩ thăm khám và trị mụn nội tiết

Nên đến bác sĩ thăm khám và trị mụn nội tiết

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống và bôi trị mụn nội tiết.

  • Thuốc uống giúp cân bằng hormone, điều tiết lượng bã nhờn, ngăn ngừa mụn tái phát.
  • Thuốc bôi tiêu diệt vi khuẩn, làm khô nhân mụn nhanh chóng, thông thoáng lỗ chân lông trị mụn trên bề mặt.

Bên cạnh đó, đừng quên áp dụng một chế độ chăm sóc da hợp lý, giữ vệ sinh, chống nắng cho da để đạt kết quả điều trị tốt nhất có thể.

Ngoài ra, cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng phù hợp, nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước. Sinh hoạt điều độ, hạn chế thức khuya, luôn giữ tinh thần thoải mái, để tránh căng thẳng và stress.

Nếu bạn đang thắc mắc bị mụn nội tiết khám ở đâu thì câu trả lời chính là hãy lựa chọn các cơ sở da liễu uy tín, có bác sĩ đủ chuyên môn và trình độ để tư vấn và chỉ định các loại thuốc trị mụn phù hợp và an toàn.

Không nên đặt niềm tin vào các địa chỉ kém minh bạch, không có giấy phép hoạt động hay không có bác sĩ da liễu thăm khám.

5. Mụn nội tiết nên uống gì?

Thuốc uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị mụn nội tiết. Đó là lý do rất nhiều người thắc mắc bị mụn nội tiết uống gì?

Mụn nội tiết nên uống gì?

Mụn nội tiết nên uống gì?

  • Có nhiều trường hợp sử dụng các loại thuốc ngừa thai, thuốc chống androgen,... để trị mụn nội tiết. Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn không nên tự ý mua thuốc trị mụn nội tiết. 
  • Chỉ có bác sĩ mới đủ năng lực chuyên môn, để chỉ định loại thuốc và liều lượng sao cho phù hợp.
  • Bổ sung các thực phẩm có chứa kẽm, vitamin B, vitamin C, magie,… để hỗ trợ quá trình điều trị mụn và ngừa vết thâm.
  • Uống nhiều nước hơn. Thường xuyên uống những loại nước giúp mát gan thải độc như: Atiso, chè lá vằng, nước rau má,…
  • Sử dụng TPCN có chứa Zinc và Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E,… để điều chỉnh lượng nội tiết tố nam về mức cân bằng.

6. Bị mụn nội tiết nên uống vitamin gì?

Với câu hỏi bị mụn nội tiết nên uống vitamin gì thì bạn có thể tham khảo vitamin E, bổ sung kẽm, tuy nhiên tùy theo cơ địa từng người mà lựa chọn dưỡng chất bổ sung phù hợp. Vì vậy, tốt hơn hết vẫn nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ.

7. Trị mụn nội tiết mất bao lâu?

Chắc hẳn ai bị mụn cũng “mong ngóng” ngày làn da lấy lại được sự mịn màng, loại bỏ đi những nốt mụn “xấu xí”. Đó là lý do câu hỏi thường gặp nhất là trị mụn nội tiết mất bao lâu. 

Trị mụn nội tiết mất bao lâu?

Trị mụn nội tiết mất bao lâu?

Thông thường, mụn nội tiết sẽ hết sau 1 thời gian, khi hormone trong cơ thể cân bằng trở lại. Tuy nhiên nếu bạn không biết cách xử lý nốt mụn một cách kịp thời thì mụn có thể kéo dài dai dẳng, trong nhiều năm liền.

Vì vậy, để trả lời câu hỏi này, bạn phải xem xét rất nhiều yếu tố phụ thuộc như sau:

  • Mức độ mụn nội tiết tố của từng người
  • Cơ địa của từng người
  • Phương pháp điều trị của bác sĩ
  • Cách chăm sóc làn da trong và sau khi bị mụn.

Nếu bạn đảm bảo được những yếu tố này thì không bao lâu mụn nội tiết sẽ biến mất trên làn da của bạn.

8. Mụn nội tiết kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả trị mụn nội tiết. Nhất là bạn cần tránh các thực phẩm không tốt cho tình trạng da này. Đồng thời bổ sung các thực phẩm tốt cho da.

  • Hãy hạn chế uống sữa bò hay các sản phẩm, chế phẩm từ sữa động vật. Ví dụ như: phô mai, sữa chua,...
  • Thức ăn nhanh, đồ đông lạnh, lương khô, ngũ cốc có đường, khoai tây chiên,...
  • Các thực phẩm chứa nhiều đường như: kẹo, bánh kem, soda, bánh quy, đường, nước ngọt có ga,... 

Nên ăn gì và không nên ăn gì khi bị mụn nội tiết?

Nên ăn gì và không nên ăn gì khi bị mụn nội tiết?

  • Nước lọc, nước trái cây, đồ uống không đường.
  • Các loại rau xanh như: bông cải xanh, cải xoăn, bí xanh, cà rốt,... 
  • Các loại trái cây bưởi, cam, táo, chuối, lê, nho,...
  • Các loại củ, hạt như: khoai lang, hạt quinoa, bí ngô, gạo lứt, yến mạch, kiều mạch, các loại đậu, dầu ô liu.
  • Thực phẩm giàu protein như: cá hồi, đậu phụ, gà, gà tây, trứng, hải sản,...