Mụn mọc ở giữa lông mày không chỉ đơn thuần là những nốt mụn thông thường sinh ra do các yếu tố ngoại cảnh, môi trường mà còn có thể là biểu hiện của các cơ quan bên trong cơ thể đang gặp vấn đề. Nguyên nhân gây mụn mọc ở giữa lông mày là gì, cách trị ra sao, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mụn mọc ở giữa lông mày là bị gì?
Nếu vùng má, mũi cằm hay trán bị mụn chúng ta sẽ luôn cảm thấy khó chịu và “ngứa mắt”. Nhưng với vị trí lông mày đôi khi chúng ta sẽ lơ là hơn, không vội vàng tìm cách giải quyết hay để tâm. Tuy nhiên, mụn mọc ở giữa lông mày không chỉ đơn thuần là những nốt mụn thông thường sinh ra do các yếu tố ngoại cảnh, môi trường mà còn có thể là biểu hiện của các cơ quan bên trong cơ thể đang gặp vấn đề.
Mụn mọc ở giữa lông mày là bị gì?
Làn da, hay cụ thể hơn làn da tại vùng mặt, trán, cằm, má, mũi hay lông mày đều có liên quan mật thiết đến các cơ quan nội tặng khác bên trong cơ thể chúng ta. Có nghĩa là, khi các cơ quan này hoạt động tốt, tích cực thì làn da cũng tươi tắn hơn, sáng hồng hơn và da khỏe hơn. Và ngược lại khi các cơ quan gặp trục trặc, vận hành kém, kéo theo đó các quá trình trao đổi chất cũng sẽ bị đình trệ, làn da ngay lập tức sẽ phải “lãnh hậu quả” là những nốt mụn xuất hiện.
Mụn mọc giữa lông mày, đuôi lông mày hay mụn mọc đầu lông mày, trên lông mày cũng đều là biểu hiện của bệnh. Theo các nghiên cứu, vị trí mọc mụn biểu thị chính xác cơ quan bộ phận bên trong đang xuống cấp hay bị một vài bệnh lý. Mụn mọc ở lông mày là biểu thị của gan mật của bạn đang suy giảm chức năng.
Ai cũng biết gan làm nhiệm vụ thanh lọc độc tố, giải độc và điều tiết độc tố ra khỏi cơ thể theo đường hệ bài tiết thông thường. Tuy nhiên, khi bạn sinh hoạt không điều độ, ăn uống không khoa học, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến gan bị ảnh hưởng. Làm việc kém đi, gan không hoàn thành đào thải trọn vẹn độc tố ra bên ngoài theo đường bài tiết. Các độc tố này lại đi ngược vào cơ thể và đi dần đến da.
Biểu hiện của các nốt mụn mọc ở giữa lông mày do gan là những nốt mụn sưng đỏ, không nhân, hoặc mụn bọc mủ, mụn viêm.
Ngoài ra, mụn mọc trên lông mày, còn là dấu hiệu cảnh bảo hệ thần kinh của bạn cũng đang không được suôn sẻ. Sự rối loạn, thường xuyên căng thẳng, thức đêm, mệt mỏi, thiếu ngủ cũng sẽ khiến da nổi mụn, mà cụ thể là mụn mọc trên lông mày.
Nguyên nhân mụn mọc ở giữa lông mày
Theo những chia sẻ kể trên, có thể thấy mụn mọc giữa lông mày cũng không hề đơn giản, vì đó có thể là biểu hiện của bệnh lý. Nhưng mụn mọc giữa lông mày cũng có thể đến từ các nguyên nhân do tác động môi trường bên ngoài. Mụn mọc ở lông mày cũng như bao nốt mụn ở những vị trí khác, nếu không được xử lý sớm có thể sẽ ăn sâu dưới da, và khả năng lây lan sang các vùng da lân cận như mụn mọc ở trán, mũi là điều khó tránh khỏi.
Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này đầu tiên chúng ta cần xác định những nguyên nhân gây mụn mọc ở lông mày là gì!
1. Nguyên nhân mụn mọc giữa lông mày do dầu thừa nhiều
- Với những ai đã bị mụn và đang phải “đau đầu” vì mụn cũng sẽ đều biết rằng nguyên nhân gây mụn hàng đầu chính là dầu thừa hay làn da không sạch. Đối với những làn da dầu bẩm sinh thì việc bị mụn rất khó tránh khỏi, tuy nhiên có một số trường hợp da khô nhưng vẫn đổ nhiều dầu thừa chính bởi vệ sinh sai cách, hay sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chưa phù hợp.
- Dầu thừa được sản sinh khi tuyến bã nhờn bên trong được kích thích hoạt động mạnh. Vệ sinh da không sạch sẽ khiến da bị bít tắc, bí bách. Hoặc do làn da quá khô, theo cơ chế tự nhiên, tuyến bã nhờn sẽ sản sinh nhiều dầu thừa để làm ẩm da, tranh da bị khô nứt, bong tróc. Và khi dầu thừa quá nhiều sẽ xảy ra hai vấn đề.
- Dầu thừa nhiều sẽ gây nên hiện tượng bít tắc nơi nang lông, kết hợp cùng bụi bẩn sẽ tạo nên các nốt mụn đầu đen, mụn ẩn. Bên cạnh đó, dầu thừa còn là nguồn nuôi dưỡng vi khuẩn, làm tăng sinh vi khuẩn nhanh chóng. Các vi khuẩn P. Acnes này sẽ nhanh chóng gây nên hiện tượng sưng viêm và tạo thành các ổ mụn viêm, mụn bọc mủ.
- Ngoài ra, dầu thừa còn tạo thành lớp bóng nhờn trên bề mặt da. Và lớp màng này giống như một mạng lưới treo néo, khiến bụi bẩn khi vô tình tiếp xúc với bề mặt da sẽ bị treo dính và nhanh chóng tích tụ vào các lỗ chân lông. Rồi từ đó, lại khiến các ổ mụn mới hình thành.
2. Nguyên nhân mụn mọc giữa lông mày do lạm dụng mỹ phẩm
Một trong những nguyên nhân mụn mọc ở giữa lông mày là do lạm dụng mỹ phẩm. Theo ba hướng như sau:
- Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da quá nhiều, không phù hợp với loại da hiện tại của bạn: Các sản phẩm chăm sóc da hiện nay trên thị trường rất nhiều loại, nhiều thương hiệu khác nhau. Trong trường hợp bạn đã chọn lựa được dòng sản phẩm thương hiệu uy tín nhưng lại sử dụng không đúng cách, dùng quá nhiều sản phẩm trong cùng một liệu trình chăm sóc da như dùng quá nhiều kem dưỡng, serum dưỡng. Điều này có thể khiến da dư ẩm, và dầu thừa xuất hiện.
- Hoặc bạn vô tình chọn nhầm các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, không đúng với loại da dầu, da khô, hay da nhạy cảm. Điều này dẫn đến việc bạn không vệ sinh da sạch sẽ, hoặc lại quá sạch khiến lớp màng bảo vệ da vô tình bị phá vỡ. Hoặc bạn dưỡng ẩm quá ít, hoặc quá nhiều cũng làm ảnh hưởng đến cơ chế thông thường của da.
- Thậm chí một số bạn còn chọn phải các sản phẩm chăm sóc da của các thương hiệu nội địa, kem trộn kém chất lượng, khiến da bị bào mòn, khả năng đề kháng kém, da bị nhiễm độc tố và sinh mụn.
- Bên cạnh đó, việc lạm dụng mỹ phẩm trang điểm cũng là nguyên do gây mụn. Trong mỹ phẩm trang điểm hàng ngày không chỉ chứa nhiều cồn, hương liệu, chất tạo mùi, tạo màu mà còn chứa vi khuẩn, bụi bẩn bám đọng do sử dụng lâu ngày. Từ đây, bụi bẩn, vi khuẩn, hay bụi mỹ phẩm có thể được đưa lên da, xâm nhập vào lỗ chân lông và sinh mụn.
3. Nguyên nhân mụn mọc giữa lông mày do mọc ngược
- Nếu như bạn thường xuyên cạo tỉa lông mày thì rất có thể việc các sợi lông mày mọc xoắn ngược dưới nang lông rất dễ xảy ra. Và điều này khiến cho bụi bẩn, vi khuẩn có cơ hội thâm nhập dễ dàng hơn và tại vùng da đó xảy ra hiện tượng viêm, nổi mụn là điều hiển nhiên.
4. Nguyên nhân mụn mọc giữa lông mày do hệ thần kinh rối loạn chức năng
- Mụn mọc trên lông mày là biểu thị liên quan đến hệ thần kinh. Nếu bạn thường xuyên căng thẳng, mất ngủ, thức khuya và luôn trong tình trạng mệt mỏi, âu lo cũng là những nguyên do khiến hệ thần kinh suy nhược.
- Ngoài ra, việc sử dụng các chất kích thích rượu, bia, thuốc lá, cà phê, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thần kinh.
5. Nguyên nhân mụn mọc giữa lông mày do gan gặp vấn đề
- Nếu các nốt mụn mọc xung quanh lông mày, mụn ở đầu lông mày, đuôi lông mày và trong lâu mày thường là dấu hiệu cảnh báo của gan. Nếu bạn hay ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều muối, đồ chua, chất kích thích cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của gan, gây nóng gan, làm suy giảm khả năng thải độc tố.
Cách trị mụn mọc ở giữa lông mày
Từ những nguyên nhân gây mụn mọc ở giữa lông mày kể trên, có thể nói chính thói quen sinh hoạt thiếu khoa học hằng ngày chính là lý do chính. Vì vậy cách trị mụn mọc ở lông mày hiệu quả nhất, đó là bạn cần thay đổi, cải thiện cả bên trong lẫn bên ngoài.
1. Hạn chế việc xuất hiện dầu thừa
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ 2 lần/ ngày để giúp lỗ chân lông, bề mặt da luôn thông thoáng, vừa hạn chế da bít tắc sinh mụn mới, vừa tạo điều kiện để các dưỡng chất ở các bước sau thấm sâu vào dưới da hơn. Nên chọn các loại sữa rửa mặt có chứa BHA, AHA.
- Trong thời gian bị mụn mọc ở giữa lông mày cần hạn chế tẩy da chết, bạn chỉ nên tẩy da chết 1-2 lần/ tuần và nên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết hóa học có thành phần AHA/ BHA, acid glycolic hoặc các sản phẩm tẩy da chết vật lý dạng gel, không hạt.
- Bạn cần thường xuyên bổ sung độ ẩm cho da với các sản phẩm dưỡng ẩm kem dưỡng, serum dưỡng ẩm, xịt khoáng trong ngày. Tuy nhiên, cần xác định đúng dòng sản phẩm cho từng loại da.
2. Sử dụng mỹ phẩm hợp lý
- Bạn cần tiêu giảm sản phẩm chăm sóc da trong quá trình bị mụn mọc ở lông mày. Như hạn chế đắp mặt nạ thường xuyên, tẩy da chết cũng chỉ từ 1-2 lần/ tuần.
- Bạn nên chọn các sản phẩm serum, kem dưỡng đến sản phẩm bôi trị mụn cần có kết cấu dạng gel, mỏng nhẹ thẩm thấu nhanh tránh bít tắc lỗ chân lông.
- Các sản phẩm thuốc bôi trị mụn ngoài da nên ưu tiên các sản phẩm chứa BHA, benzoyl peroxide.
- Hạn chế trang điểm trong thời gian bị mụn. Nếu quá cần thiết, bạn cần tẩy trang và vệ sinh da kỹ lưỡng vào cuối ngày.
3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Bạn nên bổ sung nước, rau xanh, trái cây để tăng lượng vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho làn da cũng như tăng cường làm mát gan, thải độc tố.
- Cần hạn chế các thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, cay nóng, nhiều gia vị vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gan làm kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây mụn.
4. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Không nên thức khuya, hay căng thẳng, âu lo.
- Cần ngủ sớm, chăm thể dục thể thao, thiền tịnh giảm bớt âu lo, căng thẳng.