Mụn áp xe là tình trạng nguy hiểm, cần phải tiến hành điều trị ngay để tránh những biến chứng nặng nề. Tham khảo ngay bài viết sau để biết mụn áp xe là gì, có tự khỏi không cùng những thông tin liên quan đến loại mụn này nhé. Bổ sung kiến thức sẽ giúp bạn điều trị và ngăn ngừa mụn áp xe hiệu quả hơn.
1. Mụn áp xe là gì? Nguyên nhân gây ra mụn áp xe
Mụn áp xe là tình trạng nốt mụn do một nguyên nhân nào đó tác động gây viêm nhiễm vùng da tạo thành 1 khối mềm chứa mủ do vi khuẩn, xác bạch cầu và những mảnh vụn tạo nên. Các dấu hiệu nhận biết mụn nhọt áp xe bao gồm: vùng da ở nốt mụn tạo thành khối mềm, xung quanh sưng tấy, ửng đỏ, có cảm giác nóng và đau khi chạm vào.
Mụn áp xe là gì?
Khi khối áp xe càng tăng cao người bị sẽ càng thấy đau nhiều hơn. Đặc biệt, một khi mụn áp xe diễn tiến nặng, khu vực nhiễm trùng lan rộng, triệu chứng sốt cao, mệt mỏi sẽ xuất hiện. Tùy vị trí của nốt mụn áp xe ở đâu mà chúng có thêm những biểu hiện khác. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể như: cổ, lưng, chân, mặt.
- Nguyên nhân gây ra mụn mủ áp xe trên bề mặt da là do vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng. Chủ yếu là bởi thói quen không vệ sinh da đúng cách, hay dùng tay sờ, cạy các nốt mụn hoặc bôi sản phẩm trị mụn không rõ nguồn gốc.
- Vi khuẩn xuất hiện nhiều trên bề mặt da, kết hợp với bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông sẽ khiến chúng sinh sôi, nảy nở, phát triển mạnh, gây viêm. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để chống lại phản ứng viêm. Kết quả là tạo nên lượng mủ bên trong nốt mụn có chứa vi khuẩn cũng như xác các tế bào bạch cầu.
- Quá trình gây viêm càng lớn thì lượng mủ càng nhiều, mụn áp xe càng sưng to hơn.
2. Mụn áp xe có tự khỏi được không?
Mụn viêm áp xe không thể tự khỏi được nhất là với những nốt mụn to, ổ viêm nhiễm lớn thì cần phải tác động đúng cách để đảm bảo an toàn cho làn da và sức khỏe.
Tuyệt đối không được tự ý chữa trị mụn áp xe tại nhà. Đặc biệt, không được dùng cây nặn mụn hay tiến hành rạch mụn để lấy mụn viêm áp xe.
Bởi bạn có thể làm vỡ ổ viêm nhiễm, khiến vi khuẩn lây lan khắp bề mặt da. Đồng thời, quá trình xử lý nốt mụn không cẩn thận, không đảm bảo an toàn vệ sinh sẽ khiến nốt mụn bị nhiễm trùng máu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là có thể tử vong.
3. Cách xử lý mụn áp xe đúng cách đảm bảo an toàn cho làn da
Không được tự ý nặn mụn hay tiến hành rạch mụn để lấy mụn viêm áp xe tại nhà
Nếu mụn áp xe không tự khỏi được, vậy phải làm sao để loại bỏ nó ra khỏi bề mặt da. Bạn có thể tham khảo cách xử lý mụn áp xe như sau:
Đến bác sĩ khám ngay nốt mụn áp xe
Như đã nói ở trên, bạn không thể tự ý điều trị mụn áp xe tại nhà bởi vì nó có thể mang lại nhiều nguy hiểm. Tốt hơn hết, khi thấy những dấu hiệu của mụn áp xe, hãy đến các cơ sở da liễu uy tín để được bác sĩ thăm khám để biết chính xác mức độ mụn. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp bao gồm việc sử dụng thủ thuật, thuốc uống, thuốc bôi…
Cách lấy nhân mụn áp xe ra khỏi bề mặt da
Do đặc điểm có chứa nhiều mủ bên trong nốt mụn áp xe nên để điều trị phải lấy hết chúng ra khỏi da. Bác sĩ sẽ sát trùng nốt mụn, dùng dụng cụ y tế để rạch vết mụn, hoặc hút dịch ra khỏi da. Đồng thời, sát khuẩn lại một lần nữa vết mụn đảm bảo tránh tình trạng nhiễm trùng máu. Thủ thuật này phải được tiến hành trong môi trường vô khuẩn.
Kết hợp uống thuốc để giảm viêm khi trị mụn áp xe
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để giảm viêm, giảm đau, làm lành vết thương khi điều trị mụn áp xe.
Bạn cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua và uống thuốc tại nhà.
Chăm sóc vùng da mụn áp xe nhanh lành
- Bạn nên chú ý chăm sóc vùng da mụn đúng cách để nốt mụn nhanh lành và hạn chế tái phát:
- Vệ sinh da bằng cách rửa mặt nhẹ nhàng 2 lần mỗi ngày và tránh tác động lên vùng da mụn áp xe.
- Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý nhiều rau xanh, trái cây chứa vitamin, khoáng chất để vết thương nhanh lành. Mụn áp xe nên kiêng ăn thức ăn dầu mỡ, uống rượu bia, hút thuốc,...
- Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, cân bằng giữa làm việc, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
- Bảo vệ da tránh trầy xước, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương.