Nếu bạn có con trong độ tuổi dậy thì sẽ thường gặp phải tình trạng trẻ bị khủng hoảng tâm lý. Vậy thực chất khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì và nên làm gì để ngăn ngừa cũng như xử lý khi trường hợp này xảy ra? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này bằng những thông tin chi tiết nhất nhé.

1. Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì?

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì được coi là giai đoạn mà trẻ gặp những biến đổi về tâm lý do những yếu tố như: sự thay đổi hormone bên trong cơ thể, nền tảng tâm lý chưa vững, những mối quan hệ trong gia đình, bạn bè người thân và xã hội…

Tất cả những yếu tố này khiến trẻ rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng, lo âu, mệt mỏi kéo dài. Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì có những biểu hiệu như sau:

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì?

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì?

  • Trẻ hay giận dữ, cáu gắt thậm chí là la hét nếu không được thực hiện các hành vi theo ý muốn, không thích bị quản lý, kiểm soát.
  • Trẻ phản kháng, tranh cãi, không muốn chia sẻ, trò chuyện với cha mẹ hoặc lầm lì, ít nói, giữ bí mật.
  • Rối loạn giấc ngủ, ăn uống thất thường, thay đổi sở thích, khẩu vị.
  • Mất tập trung, học hành giảm sút, chậm chạp, giảm trí nhớ.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, có thể bất chợt khóc (nhất là với bé gái), 
  • Cân nặng giảm sút nhanh chóng, căng thẳng, lo âu.
  • Có thể trở nên nổi loạn, không kiểm soát được cơn giận, có xu hướng bạo lực, dễ bị bạn xấu dụ dỗ.
  • Tự ti về ngoại hình, ám ảnh cân nặng, sợ hãi khi bị nghĩ mình quá béo, quá gầy hoặc quá nhiều mụn.
  • Có cảm giác tiêu cực với thế giới, muốn thu mình, không muốn giao tiếp.
  • Có xu hướng tìm đến những nội dung người lớn để giải tỏa cảm xúc, thỏa mãn tính tò mò.
  • Sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia, thuốc lá.
  • Có thể có hành vi tiêu cực, thậm chí phạm pháp, chống đối xã hội. 

2. Nên làm gì khi trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì?

Để ngăn ngừa khủng hoảng tâm lý và giúp trẻ tuổi dậy thì vượt qua, cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng. Phụ huynh nên dành thời gian để tìm hiểu, quan tâm và chia sẻ với trẻ nhiều hơn, giúp đỡ để định hướng nhận thức của trẻ một cách đúng đắn.

Có thể tham khảo một vài phương pháp sau đây khi trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì nhé.

Nên làm gì khi trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì?

Nên làm gì khi trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì?

Ở giai đoạn tuổi dậy thì, trẻ có rất nhiều sự biến đổi về thể chất và tinh thần. Cha mẹ cần giải thích và trấn an trẻ đây là điều bình thường cần trải qua trong quá trình trưởng thành. Đồng thời cũng đừng quên trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết để có thể trải qua một tuổi dậy thì suôn sẻ.

Trẻ trong độ tuổi dậy thì có nhu cầu cần sự riêng tư và được tự do. Việc phụ huynh kèm cặp quá khắt khe sẽ khiến trẻ khó chịu, cảm thấy bị ép buộc và có xu hướng muốn chống đối.

Do đó, cha mẹ nên để cho con có không gian riêng ở một mức độ cho phép. Quan sát từ xa và chỉ can thiệp khi trẻ cần giúp đỡ hoặc có dấu hiệu lạ.

Để trẻ tin tưởng và chia sẻ thì phụ huynh nên đứng ở phía con để nhìn nhận vấn đề. Đặc biệt là khi con có chuyện cần tâm sự, bạn nên lắng nghe, thấu hiểu. Đừng vội vã áp đặt trẻ theo cách giải quyết của riêng mình. 

Bạn chỉ nên đưa ra lời khuyên khi trẻ muốn nghe, thay vào đó hãy gợi mở những hướng tích cực để trẻ tự lựa chọn và giải quyết vấn đề của chính mình.

Nếu trẻ quá ốm, quá gầy hoặc bị mụn,... dẫn đến những lo lắng, tự ti,... thì phụ huynh nên giúp con bằng các phương pháp cụ thể như:

Tập thể dục thể thao một cách khoa học.

Phụ huynh nên hướng dẫn con yêu bản thân và chăm chút cho ngoại hình nhưng cần phù hợp với lứa tuổi và không làm ảnh hưởng đến việc học.

Nếu bạn không biết cách để giúp con vượt qua được khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thì đừng ngần ngại tìm đến các chuyên gia để được tư vấn.

Các chuyên gia tâm lý sẽ có những kỹ năng chuyên môn giúp trẻ cảm thấy thoải mái, kiểm soát được cảm xúc và vượt qua được những lo âu, căng thẳng.

Hoặc bạn cũng có thể cho trẻ học các lớp phát triển kỹ năng mềm để trẻ mạnh dạn và tự tin hơn.