Kháng sinh trị mụn là gì?
Mụn là một bệnh lý của da. Ngoài việc hình thành do yếu tố tăng sừng hóa cổ nang lông, dầu thừa nhiều gây nên mụn thì vi khuẩn C. Acnes là lý do hàng đầu gây nên mụn. Nếu các nguyên nhân dầu thừa, sừng hóa cổ nang lông gây bít tắc kết hợp cùng bụi bẩn chỉ gây nên những nốt mụn ẩn, mụn đầu đen thông thường. Các nốt mụn này được xếp vào loại mụn nhẹ. Và vì vậy, cách trị mụn cũng đơn giản hơn bằng việc tăng loại bỏ, tẩy tế bào da chế, để mụn trồi lên bề mặt và lấy nhân mụn.
Trong khi đó các nốt mụn hình thành từ viêm, vi khuẩn C. Acnes thì bạn không chỉ đơn thuần cải thiện các vấn đề trên mà còn phải tiêu diệt được nguồn cơn gây mụn- chính là vi khuẩn. Thực tế, có nhiều hoạt chất cũng có tính kháng khuẩn như BHA, retinol. Tuy nhiên, với các ổ mụn lớn, tình trạng viêm nhiễm đã ở cấp độ nặng thì các hoạt chất này không còn là giải pháp hữu hiệu.
Một trong những phương pháp trị mụn “nặng đô” nhất, có tính tác động cực mạnh và phù hợp trong các trường hợp mụn viêm, mụn u nang ăn luồng dưới da đó là kháng sinh trị mụn.
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến kháng sinh, và phổ biến nhất là các loại kháng sinh trị cảm cúm. Tuy nhiên, kháng sinh trị mụn lại là một loại khác. Thực tế, vi khuẩn gây mụn và vi khuẩn gây bệnh cảm cúm là khác nhau. Do vậy mà thuốc kháng sinh trị mụn và thuốc kháng sinh trị cảm cúm không giống nhau cũng là lẽ đương nhiên.
Kháng sinh trị mụn là những hoạt chất có tác dụng chủ yếu tác động, ức chế đến các vi khuẩn C. Acnes, làm mất đi khả năng sinh trưởng, nhân bản số lượng của chúng. Từ đó tình trạng viêm của mụn cũng sẽ được thuyên giảm, ổ mụn sẽ giảm sưng đỏ, nhanh khô và xẹp.
Trên thực tế, vi khuẩn C. Acne tồn tại dưới da và không gây hại, thậm chí là có lợi khi ở số lượng ít. Bởi C. Acnes “ăn” chất béo trong bã nhờn mà tuyến bã nhờn của da tiết ra và tạo ra các chất béo có lợi cho da.
- Tuy nhiên, khi lượng dầu thừa bị tăng đột biến, nguồn nuôi dưỡng của vi khuẩn tăng nhanh, và vi khuẩn cũng nhờ vậy mà nhanh chóng phát triển sinh trưởng. Ngoài ra, dầu thừa quá nhiều sẽ khiến các nang lông bị bít tắc, không khí, oxy không thể len lỏi vào dưới nang lông. Và đây cũng chính là môi trường lý tưởng của vi khuẩn kỵ khí C. acnes. Từ đây chúng tăng nhanh số lượng, tạo áp lực, tấn công lên các vùng da lân cận ổ mụn, kích thích hệ miễn dịch gây nên tình trạng sưng viêm. Ổ mụn bọc mủ, mụn u được hình thành.
- Các vi khuẩn này chỉ bị ức chế khi bạn đưa vào dưới nang lông, dưới ổ mụn các hoạt chất có tính sát khuẩn, đồng thời làm sạch, thông thoáng lỗ chân lông để oxy tràn vào sâu dưới nang lông. Và thuốc kháng sinh trị mụn chính là nhân tố các tác dụng rất nhanh, đúng trọng tâm đến vi khuẩn C. acnes gây mụn.
Trị mụn bằng thuốc kháng sinh có tốt không?
Thực tế ai cũng biết rằng khi bị bệnh, cảm cúm sử dụng nhiều thuốc kháng sinh cũng là điều không hề tốt. Thậm chí khi bệnh cảm cúm hết thì cơ thể lại gặp một số vấn đề kháng do tác dụng phụ của kháng sinh. Vậy liệu trị mụn bằng thuốc kháng sinh có hại không, uống thuốc kháng sinh trị mụn có tốt không, có ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng hay không?
Trước câu hỏi này, bác sĩ Khánh Huệ (Giám đốc Dr. Huệ Clinic & Spa) giải đáp như sau:
“Nếu trả lời thuốc kháng sinh trị mụn tốt là không đúng, nhưng thuốc kháng sinh trị mụn cũng không hoàn toàn gây hại cho người dùng. Trên thực tế, bất kể một loại thuốc nào cũng đều có tác dụng phụ và thuốc kháng sinh trị mụn cũng không tránh khỏi.
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu và khảo sát, các tác dụng phụ chỉ dừng lại ở những triệu chứng đơn giản, hoàn toàn có thể kiểm soát được. Những trường hợp tác dụng nặng đều rất hiếm gặp và chỉ xảy ra ở một số trường hợp như quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, có tiền sử một số bệnh lý về gan, thận, tim,...
Khi khám bệnh và xây dựng phác đồ điều trị cũng như kê đơn thuốc, bác sĩ sẽ luôn hỏi kỹ người bệnh trước về các vấn đề trên để giảm thiểu tối đa tác dụng phụ.”
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc kháng sinh trị mụn:
- Da khô, khô môi
- Táo bón
- Đau dạ dày
- Chóng mặt
- Các tác dụng phụ này hoàn toàn có thể điều tiết và kiểm soát, bạn chỉ cần bổ sung nhiều nước lọc, nước trái cây trong ngày để hạn chế da khô, khô môi. Hãy uống thuốc kháng sinh trị mụn khi vừa ăn sau, bụng không đói sẽ không bị đau dạ dày.
- Ngoài ra, khi dùng thuốc kháng sinh trị mụn bác sĩ thường khuyên người bệnh không được mang thai trong thời gian này. Và vì vậy, rất nhiều bệnh nhân mang tâm lý lo ngại, hoài nghi rằng thuốc kháng sinh trị mụn gây hại cho sức khỏe người dùng và cả thai nhi.
- Thực tế, bất kể loại kháng sinh nào cũng đều không tốt cho trẻ nhỏ, đặc biệt là thai nhi. Và thuốc kháng sinh trị mụn cũng như vậy. Nhưng bạn nên nhớ rằng, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng trong thời gian bạn sử dụng thuốc, và sẽ được đào thải ra ngoài sau 3 tháng ngưng thuốc. Do vậy mà, bạn có thể an tâm rằng thuốc kháng sinh không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn sau liệu trình trị mụn.
- Thêm vào đó, tùy thuộc vào tình trạng mụn của bạn, bác sĩ sẽ cân nhắc về mặt liều lượng phù hợp, hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc.
- Một trong những lý do khiến thuốc kháng sinh trị mụn gây hại cho người dùng còn do thời gian dùng quá lâu và liều lượng quá nhiều. Thông thường, một phác đồ điều trị mụn bằng thuốc kháng sinh sẽ chỉ kéo dài từ 3-4 tháng đầu sau đó sẽ giảm dần liều lượng. Một số trường hợp khác, khi mụn nặng, nhiễm corticoid nặng, thời gian dùng thuốc có thể lâu hơn 5-6 tháng.
Có những loại thuốc kháng sinh trị mụn là gì?
Khi nhắc đến thuốc kháng sinh trị mụn, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các loại thuốc uống kháng sinh trị mụn. Tuy nhiên, trên thực tế có 2 loại thuốc kháng sinh trị mụn:
1.Thuốc uống kháng sinh trị mụn:
- Thường là các loại thuốc chứa kháng sinh Clindamycin, Erythromycin, Trimethoprim, Cotrimoxazol, thuốc kháng sinh nhóm Tetracyclin như doxycyclin, minocyclin, limecycline.
- Thuốc uống kháng sinh trị mụn chỉ dùng trong các trường hợp mụn viêm nặng, mụn u nang ăn luồng dưới da và các trường hợp mụn do da nhiễm corticoid đã ở trong tình trạng viêm nhiễm, phỏng da chảy mủ.
- Thông thường các bác sĩ sẽ kết hợp trong uống ngoài bôi để nâng cao khả năng điều trị cũng như rút ngắn thời gian liệu trình cho người bệnh. Và một lưu ý đặc biệt, khi đã sử dụng thuốc uống kháng sinh trị mụn bên trong, các bác sĩ sẽ ưu tiên chọn lựa các sản phẩm thuốc bôi bên ngoài không chứa kháng sinh, mà thường là chọn hoạt chất benzoyl peroxide. Hoạt chất này không phải kháng sinh nhưng lại có khả năng ức chế vi khuẩn bên ngoài và kiểm soát dầu thừa hiệu quả.
- Đây cũng được xem là sự phân biệt giữa bác sĩ được đào tạo chuyên môn và bác sĩ “nghiệp dư”. Bởi nếu quá lạm dụng vào thuốc bôi kháng sinh thì khả năng kháng thuốc là rất cao và ảnh hưởng tác dụng phụ đến người dùng.
2. Thuốc bôi kháng sinh trị mụn:
- Thường chứa các loại kháng sinh Clindamycin hoặc Erythromycin.
- Trong các trường hợp mụn bị viêm, nhưng chưa đến cấp độ ăn luồng sâu dưới da, hay da phỏng, viêm nhiễm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc chọn lựa các loại thuốc bôi kháng sinh trị mụn.
- Thông thường chỉ khi các sản phẩm bôi chứa BHA, benzoyl peroxide không mang đến tác dụng bác sĩ mới dùng đến thuốc bôi kháng sinh trị mụn.