Việc kết hợp các sản phẩm trong quy trình skincare rất cần thiết, giúp nuôi dưỡng làn da hiệu quả hơn. Đó là lý do nhiều bạn thắc mắc BHA và Benzoyl Peroxide dùng chung có được không? Tham khảo bài viết sau để trả lời được câu hỏi này và biết thêm thông tin liên quan đến vấn đề này nhé.
1. BHA và Benzoyl Peroxide là gì? Trị mụn ra sao?
1.1 BHA là gì? Công dụng của BHA
BHA được biết tới là một acid gốc dầu, được ứng dụng trong việc điều trị mụn khá hiệu quả. Chúng có đặc tính tan trong dầu và chất béo nên dễ dàng thâm nhập sâu vào bên trong lỗ chân lông, giúp tẩy da chết, loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn. Từ đó lỗ chân lông được thông thoáng, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá phát triển.
Nồng độ của BHA thường được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc da là từ 0.5% – 2% để đảm bảo an toàn khi sử dụng tại nhà. Với mức nồng độ này thì BHA được dùng điều trị cho các tình trạng mụn nhẹ, trung bình.
Với mức nồng độ BHA cao hơn, bạn cần có chỉ dẫn của bác sĩ nếu muốn sử dụng. Thông thường, BHA nồng độ cao được dùng trong các trường hợp mụn nặng, nghiêm trọng.
BHA có thể xuất hiện trong rất nhiều loại sản phẩm khác nhau như: sữa rửa mặt, toner hay thậm chí là serum, lotion. Một dạng BHA thường thấy trong các mỹ phẩm chăm sóc da hiện nay phải kể đến Salicylic Acid. Đây là hoạt chất cho hiệu quả tốt nhất khi lưu lại trên da, nên không cần rửa lại sau khi bôi.
1.2 Benzoyl peroxide là gì? Công dụng ra sao?
Bên cạnh đó, Benzoyl peroxide có đặc tính là một hợp chất oxy hóa. Khi bôi nó lên da, Benzoyl peroxide sẽ xảy ra phản ứng hóa học khiến hợp chất này phân hủy thành 2 thành phần bao gồm: Benzoic acid và oxy.
Với đặc tính này, Benzoyl peroxide cho khả năng thông thoáng lỗ chân lông, kháng khuẩn, kháng viêm. Đó là lý do nhiều người sử dụng hợp chất này trong việc điều trị mụn trứng cá.
Cơ chế trị mụn của Benzoyl peroxide được lý giải như sau:
- Hợp chất khi được bôi lên da sẽ đưa oxy vào sâu lỗ chân lông tại vùng da có mụn. Môi trường yếm khi thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn P.Acne phát triển bị loại bỏ. Từ đó, vi khuẩn cũng bị tiêu diệt.
- Với những vùng da bị mụn viêm, hợp chất cũng cho tác dụng kháng viêm, gom cồi mụn và làm khô chúng. Từ đó, loại bỏ mụn ra khỏi bề mặt da.
Lưu ý, do hợp chất này là chất oxy hóa mạnh nên có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như: da đỏ nhẹ, ngứa hoặc hơi châm chích. Nếu lạm dụng có thể dẫn tới bỏng da.
2. BHA và Benzoyl peroxide dùng chung có được không?
Như đã nói ở trên, cả BHA và Benzoyl peroxide đều cho tác dụng trị mụn khá hiệu quả. BHA giúp tẩy tế bào chết, thông thoáng lỗ chân lông hiệu quả thì Benzoyl peroxide triệt tiêu nhân mụn.
Bạn có thể dùng BHA trước để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, làm sạch sâu lỗ chân lông. Từ đó, Benzoyl Peroxide dễ dàng thâm nhập, thấm sâu và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn một nhanh chóng hơn.
Nhìn chung, có thể kết hợp BHA và Benzoyl Peroxide trong trị mụn để tối ưu và mang lại công dụng tốt hơn.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng cả BHA và Benzoyl Peroxide đều là những hoạt chất mạnh nên khi sử dụng không đúng cách rất dễ khiến làn da bị kích ứng, có các biểu hiện nhạy cảm.
- Trước hết, để BHA và Benzoyl Peroxide dùng chung với nhau thì da bạn phải khỏe, không quá nhạy cảm, thường là da dầu.
- Vốn bản chất của 2 thành phần này đều gây khô da, bong tróc, châm chích. Nếu không kiểm soát nồng độ còn có thể gây kích ứng.
- Nếu da khô, nhạy cảm thì cần tư vấn của bác sĩ trước khi kết hợp 2 hoạt chất này.
Quy tắc kết hợp BHA và Benzoyl Peroxide trong khi skincare như sau:
Với các sản phẩm có chứa BHA, cách sử dụng thường bôi trên toàn bộ da mặt. Còn với Benzoyl Peroxide thì thường là chấm lên nốt mụn. Một số trường hợp tùy vào nồng độ mà có thể dùng cả mặt.
Lưu ý:
- BHA có thể dùng sau khi đã hết mụn và bôi được lên da trong một thời gian dài.
- Benzoyl Peroxide không nên dùng ở những vùng da không có mụn. Nếu da bị mụn nhiều khắp mặt thì có thể tham khảo dùng các dạng Benzoyl Peroxide lotion, kem lỏng hay kết hợp thêm hoạt chất khác để bôi trên diện rộng.
Tóm lại việc kết hợp BHA và Benzoyl Peroxide phụ thuộc phần lớn vào cơ địa da của từng người. Một số người dùng được, một số thì không. Do đó, tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi kết hợp 2 hoạt chất này nhé.