Da bị tổn thương, nhiễm corticoid có thể gây ảnh hưởng đến lớp màng lipid, dẫn đến những hậu quả khó lường. Hãy cùng tham khảo cách phục hồi màng lipid của da trong bài viết dưới đây để nuôi dưỡng làn da lấy lại sự khỏe mạnh, mịn màng.

1. Màng lipid của da là gì?

Màng lipid của da hay còn được gọi là màng hydrolipid film. Đây là hàng rào bảo vệ bề mặt da, với cấu tạo từ các tế bào sừng dát mỏng, ceramides phân tử chất béo, cholesterol cùng với đó là các loại acid béo tự do khác. 

  1. Trong đó, phần dầu được biết đến là hỗn hợp các chất béo làm nhiệm vụ duy trì độ ẩm, ngăn mất nước cho làn da cũng như bảo vệ các thành phần ở dưới da. 
  2. Phần nước từ các loại acid như acid lactic, amino acid và các loại acid tự do từ dầu tiết ra, tạo nên một môi trường acid nhẹ, có độ pH được duy trì ở mức trung bình khoảng 5.5. Với môi trường các đặc tính như thế này, các vi khuẩn có lợi được giữ lại và vi khuẩn có hại bị loại bỏ.

Lớp màng này khá mềm mại nhưng không kém phần vững chắc làm nhiệm vụ bảo vệ các tầng da bên trong như: độ ẩm, cấu trúc collagen và elastin, góp phần ngăn sự tấn công của vi khuẩn, các tác nhân có hại từ môi trường.

Đó là lý do một khi lớp màng lipid này bị thương tổn thì làn da trở nên yếu đi, dễ bị kích ứng, nổi mụn, thương tổn.

Màng lipid của da là gì?

Màng lipid của da là gì?

2. Nguyên nhân khiến màng lipid bị thương tổn?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến màng lipid khiến chúng bị thương tổn. Trong đó có thể kể đến như:

  1. Thay đổi đột ngột của nhiệt độ và độ ẩm từ môi trường.
  2. Môi trường quá nhiều bụi bẩn, quá nhiều vi khuẩn tấn công da.
  3. Tác động của tia UV trong ánh nắng mặt trời, khiến lớp màng bảo vệ da bị phá hủy, tổn thương.
  4. Thói quen rửa mặt quá nhiều, tắm rửa quá thường xuyên cũng khiến lớp màng lipid bị thương tổn.
  5. Việc sử dụng mỹ phẩm tính kiềm là một trong những nguyên nhân khiến màng lipid bị phá hủy. Bởi chúng khiến da bị mất cân bằng độ pH, ảnh hưởng đến lớp màng bảo vệ, gây tổn hại đến cấu trúc da bên trong.
  6. Hóa chất sẽ khiến da bị kích ứng, do bào mòn lớp màng lipid bảo vệ da.
  7. Theo thời gian độ tuổi càng cao thì màng lipid trên da càng yếu và dễ bị tổn thương.

3. Cách phục hồi màng lipid của da

Nếu muốn duy trì làn da bóng khoẻ, mịn màng thì bạn cần tập trung vào việc nuôi dưỡng nhẹ nhàng, không làm tổn hại đến màng bảo vệ da. Cụ thể bạn cần lưu ý những điều như sau:

Độ pH quyết định rất nhiều đến sự cân bằng bên trong lớp màng lipid, giúp giữ lại vi khuẩn có lợi và loại bỏ vi khuẩn gây hại. 

Do đó, cách phục hồi màng lipid chính là cần lưu ý sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da hàng ngày như sau:

  • Nên dùng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ các sản phẩm có độ pH giống với chỉ số tự nhiên của da, không nên chứa chất tẩy rửa mạnh, không chứa hương liệu, hóa chất gây kích ứng.
  • Nếu da yếu, nhạy cảm nên dùng tẩy trang dạng nước sẽ tốt hơn dạng dầu.
  • Nên dùng toner phục hồi da, không dùng toner chứa cồn hoặc chiết xuất witch hazel cho làn da yếu, dễ kích ứng. 
  • Không nên rửa mặt quá nhiều lần hoặc tắm thường xuyên.

Cách phục hồi màng lipid của da

Cách phục hồi màng lipid của da

Để lớp màng lipid tồn tại vững chắc thì không thể không cấp ẩm. Đây cũng là cách phục hồi mang lipid của da hiệu quả.

Chọn các sản phẩm cấp ẩm như: kem dưỡng, lotion và serum chứa các hoạt chất bổ sung nước tự nhiên như:

  • Hyaluronic acid
  • Glycerin
  • Panthenol
  • Urea

Màng lipid bị tổn thương khi thiếu hụt đi lượng lipid, bạn có thể bổ sung để phục hồi nó từ các sản phẩm dưỡng da có chứa các hoạt chất như: Ceramides, Niacinamide.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cung cấp thêm lipid tự nhiên cho da bằng cách thêm vào chế độ dinh dưỡng các loại hạt, cá tự nhiên, dầu oliu… Đây cũng là cách giúp da giữ được độ ẩm tự nhiên.

Da tổn thương do nhiễm corticoid cũng có biểu hiện là màng lipid bị tổn thương, dễ bị viêm. Triệu chứng có thể kể đến như: đỏ và khô da. Hãy bổ sung các chất chống oxy hóa trong quy trình dưỡng da, để kích thích tăng sinh collagen, giúp da khỏe mạnh.

Để phục hồi màng lipid của da, đừng quên bôi kem chống nắng để bảo vệ da trước tia cực tím của ánh nắng mặt trời. Hãy bôi hàng ngày, nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.