Trẻ tuổi dậy thì thường gặp phải chứng rối loạn kinh nguyệt, nhất là rong kinh. Vậy trong trường hợp này phải làm sao? Rong kinh tuổi dậy thì uống thuốc gì cho hiệu quả? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm được câu trả lời nhé.
1. Rong kinh tuổi dậy thì là gì? Nguyên nhân?
Rong kinh tuổi dậy thì là tình trạng khá phổ biến, gây ra nhiều bất tiện cho các bé gái. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt bình thường xảy ra trong vòng 1 tuần. Ở các trường hợp rong kinh, thời gian hành kinh thường kéo dài hơn 1 tuần, có khi lên đến 2 tuần, lượng máu kinh cũng nhiều hơn thông thường. Bên cạnh đó, có thể đi kèm những biểu hiện khó chịu, đau bụng, mệt mỏi, tụt huyết áp,...
Rong kinh tuổi dậy thì là gì?
Nguyên nhân của việc rong kinh ở tuổi dậy thì là do những rối loạn của hoạt động nội tiết ở vùng dưới đồi - tuyến yên hoặc buồng trứng, bởi cơ thể của trẻ chưa phát triển toàn diện.
Nó khiến lượng Estrogen tăng lên và kéo dài. Nhưng buồng trứng lại không phóng noãn, hormone progesterone không được tiết ra.
Cuối cùng nội mạc tử cung được kích thích dày lên nhiều, mạch máu không phát triển kịp, không đủ để nuôi tế bào. Lớp nội mạc này bị hoại tử, bong ra từng mảng, huyết ra nhiều, trong thời gian dài.
2. Rong kinh tuổi dậy thì uống thuốc gì để điều trị?
Vì rong kinh do nguyên nhân chủ yếu là rối loạn hormone. Vì vậy, để điều trị tình trạng này cần ổn định lại lượng hormone bên trong cơ thể.
Rong kinh tuổi dậy thì uống thuốc gì để điều trị?
- Để bổ sung từ bên ngoài, thông qua các loại thuốc đặc trị thì các bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc ngừa thai. Chúng được chỉ định với loại hormone và liều lượng cân chỉnh sao cho phù hợp theo từng ngày trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Việc sử dụng thuốc tránh thai trị rong kinh kết hợp hay riêng lẻ còn tùy vào từng tình trạng của trẻ trong độ tuổi dậy thì. Ngoài ra, cũng có trường hợp bổ sung thêm hormone oxytocin để thúc đẩy bong tróc nội mạc hiệu quả và triệt để hơn, tránh tình trạng máu kinh ra nhiều và kéo dài.
- Theo các chuyên da cho biết, việc dùng thuốc trị rong kinh giai đoạn tuổi dậy thì có thể thực hiện trong vòng 2 năm đầu. Sau đó có thể xem xét giảm dần liều lượng thuốc và tình trạng ổn định có thể chấm dứt hẳn.
Nếu phát hiện trẻ gặp phải tình trạng này, bạn cần cho trẻ điều trị sớm. Nếu để lâu rong kinh có thể dẫn đến thiếu máu nặng, tổn thương khu vực vùng dưới đồi – tuyến yên, sức khỏe sa sút. Bệnh lý này cũng có thể dẫn tới tình trạng vô sinh trong tương lai.