Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng có thói quen sử dụng điện thoại quá nhiều. Vậy liệu thói quen này có ảnh hưởng đến làn da hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi dùng điện thoại nhiều có gây mụn không nhé.
1. Dùng điện thoại nhiều da có nổi mụn hay không?
Rất nhiều bạn sử dụng smartphone phàn nàn về tình trạng mụn ngày một nặng hơn của mình. Vậy dùng điện thoại nhiều có gây mụn hay không?
- Điện thoại là một trong những tác nhân khiến làn da nổi mụn nhiều hơn. Hàng ngày, điện thoại tiếp xúc không biết bao nhiêu bề mặt như: trên mặt bàn, trong túi xách, hay thậm chí là bất cứ nơi nào trong căn nhà, nơi làm việc hay quán xá mà bạn ghé qua. Bên cạnh đó, hiếm có ai nhớ đến việc vệ sinh điện thoại thường xuyên và đúng cách.
- Chính những lý do này dẫn đến bề mặt điện thoại tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Không may, điện thoại là đồ vật mà con người sử dụng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với làn da.
- Khi chúng ta đưa điện thoại lên để nghe cuộc gọi thường áp sát vào phần má. Từ đây, vi khuẩn từ điện thoại có thể xâm nhập và tấn công làn da. Kết hợp với đó là tình trạng da tiết dầu nhiều, lỗ chân lông chứa nhiều bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết sẽ tạo môi trường yếm khí để vi khuẩn sinh sôi, gây nổi mụn.
- Không những thế, nếu tay cầm điện thoại thường xuyên mà không vệ sinh đã sờ lên da cũng là nguyên nhân khiến mụn sinh ra.
- Ngoài ra, điện thoại cũng gây ra mụn ở vùng tai theo cơ chế tương tự như trên. Chưa kể việc nghe điện thoại quá lâu có thể sinh ra nhiệt khiến vùng da má, tai nóng lên, kích thích bã nhờn tiết ra nhiều hơn, gia tăng nguy cơ bị mụn.
2. Cách hạn chế nổi mụn khi sử dụng điện thoại nhiều
Trước hết, để hạn chế những tác động mà điện thoại gây ra cho làn da bị mụn, bạn nên xem lại tần suất sử dụng. Hãy chỉ dùng khi cần thiết, không nên dùng quá nhiều.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một vài cách hạn chế nổi mụn khi dùng điện thoại như sau:
- Vệ sinh da tay và điện thoại thường xuyên để hạn chế vi khuẩn xâm nhập lên da mặt. Bạn có thể sử dụng các loại giấy ướt chuyên dụng để vệ sinh điện thoại 2 lần/ngày để đảm bảo an toàn nhé.
- Hạn chế lướt điện thoại trước khi đi ngủ. Bởi lúc này ánh sáng xanh từ màn hình sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến làn da.
- Hạn chế áp sát điện thoại vào bề mặt da, thay vào đó hãy sử dụng tai nghe hay loa ngoài để nghe nhạc hay có cuộc gọi tới.
3. Một số tác hại khác của điện thoại đối với làn da
Những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ dùng điện thoại nhiều gây nổi mụn hay không. Ngoài nổi mụn thì điện thoại cũng là tác nhân gây ra nhiều vấn đề da khác nữa đó.
Bạn có biết rằng, điện thoại hay đa số các thiết bị điện tử khác phát ra ánh sáng xanh hay không? Đây là loại ánh sáng rất có hại cho làn da nếu tiếp xúc quá thường xuyên.
Dùng điện thoại nhiều khiến da nhanh lão hóa
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại có thể khiến quá trình lão hóa trên da diễn ra nhanh hơn. Chúng có thể thâm nhập sâu vào bên trong da, tới tận lớp hạ bì, để gây tác động sản sinh nên các gốc tự do.
Các gốc tự do này gây ảnh hưởng lên các tế bào collagen và elastin. Từ đó, cấu trúc của da được xây dựng bởi các liên kết collagen và elastin bị phá vỡ. Da nhanh chóng xuất hiện các nếp nhăn, chảy xệ và chùng nhão.
Dùng điện thoại nhiều khiến nám, sạm da nặng hơn
Ánh sáng xanh cũng gây tác động khiến các hắc sắc tố dưới da được sản sinh nhiều hơn. Do đó việc hình thành đốm nâu dễ dàng diễn ra. Các tình trạng nám, sạm màu và có sẵn vết thâm sẽ nặng nề hơn nếu bạn dùng điện thoại quá nhiều (đương nhiên là với các loại smartphone).
Ngoài việc gây ảnh hưởng đến làn da, dùng điện thoại thường xuyên cũng khiến mắt của bạn yếu đi, cổ mỏi và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Có thể nói, điện thoại là thiết bị thông minh mang đến cho bạn một cuộc sống thuận tiện, thoải mái hơn. Nhưng không nên lạm dụng nó quá nhiều bởi sẽ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng.