Bước vào độ tuổi dậy thì, trẻ ý thức rất nhiều về ngoại hình của bản thân. Đó là lý do nhiều bạn có mong muốn sở hữu vóc dáng thon gọn. Vậy đang trong tuổi dậy thì có nên giảm cân không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để tìm được câu trả lời nhé.
1. Đang trong tuổi dậy thì có nên giảm cân không?
Tuổi dậy thì cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể phát triển thể chất một cách toàn diện. Nếu trẻ trong độ tuổi này ăn theo chế độ giảm cân nghiêm ngặt thì có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng.
Bên cạnh đó, các bộ phận cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển và chưa định hình rõ nét. Vì vậy, nếu trẻ không trong tình trạng thừa cân hay bị béo phì thì không nên giảm cân.
Tuy nhiên, nếu bé gặp các vấn đề sức khỏe do thừa cân gây ra thì phụ huynh cũng nên hướng dẫn để thực hiện chế độ giảm cân khoa học nhé.
Tóm lại đang trong tuổi dậy thì có nên giảm cân không còn phụ thuộc vào tình trạng cân nặng và sức khỏe của bé.
Đang trong tuổi dậy thì có nên giảm cân không còn phụ thuộc vào cân nặng và sức khỏe của bé.
Bạn có thể xác định mức cân nặng của bé có phù hợp hay không dựa theo chỉ số BMI được tính bởi công thức sau đây:
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.
Sau đó bạn có thể đối chiếu kết quả với chỉ số của WHO đưa ra như sau:
- Dưới 18,5: Gầy.
- Từ 18,5 đến 24,9: Bình thường.
- Từ 25 trở lên là thừa cân.
- Ở mức 25-29,9: Tiền béo phì.
- Ở mức 30 đến 34,9: Béo phì độ I
- Ở mức 35 đến 39,9: Béo phì độ II
- Ở mức từ 40 trở lên: Béo phì độ III
Khi kết quả BMI của trẻ nằm ở mức bằng hoặc lớn hơn 25 thì trẻ đang bị thừa cân và bạn nên lên kế hoạch để giảm cân, lấy lại vóc dáng và sức khỏe cho bé.
2. Đang trong tuổi dậy thì giảm cân thế nào?
Để giúp bé giảm cân an toàn và hiệu quả trong giai đoạn tuổi dậy thì, bạn nên tham khảo chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:
Nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vì đây là nguồn dinh dưỡng chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ. Đây cũng là thực phẩm ít calo nên giúp trẻ giảm cảm giác đói nhưng không bị tăng cân nhiều.
- Cung cấp protein từ thịt đỏ và cá trắng. Đây là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao nhưng calo không quá nhiều. Tuổi dậy thì vẫn cần đến nguồn protein để phát triển hệ cơ bắp và xương.
- Thêm vào chất béo lành mạnh ở cá hồi, cá trích, dầu ô liu, dầu hướng dương, đậu nành, đậu hũ để giúp bé hấp thu dưỡng chất mà không bị tăng cân nhiều.
- Sử dụng tinh bột khó chuyển hóa, no lâu như khoai tây, khoai lang, gạo lứt, yến mạch,... để giúp trẻ giảm cảm giác đói bụng mà không phải ăn quá nhiều.
- Ngoài ra, hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm như: đồ chiên rán, thức ăn nhanh, nước ngọt, đồ uống có cồn,... bởi chúng có chứa nhiều calo nhưng giá trị dinh dưỡng không cao, có thể gây béo phì.
Bên cạnh đó, nên áp dụng một chế độ luyện tập thể dục thể thao điều độ mỗi ngày để giúp ít cho quá trình giảm cân tuổi dậy thì.