Bạn có biết rằng trước khi đắp mặt nạ, làn da phải được chuẩn bị sẵn sàng để hấp thu dưỡng chất hiệu quả. Đó chính là lý do chúng tôi mang đến bài viết các bước làm sạch da để đắp mặt nạ mà ai cũng cần dưới đây để bạn tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện. Hãy tham khảo ngay nhé.
1. Vì sao cần thực hiện các bước làm sạch da để đắp mặt nạ?
Hàng ngày, làn da phải đối mặt với rất nhiều tác động xấu đến từ môi trường như: bụi bẩn, ánh nắng mặt trời,... Kết hợp với các yếu tố bên trong cơ thể khiến da dễ dàng tích tụ cặn bã, dầu thừa, tế bào chết... gây bít tắc lỗ chân lông.
Vì sao cần thực hiện các bước làm sạch da để đắp mặt nạ?
Nếu ngay lập tức đắp mặt nạ mà không làm sạch da thì sẽ xảy ra 2 trường hợp:
- Da không hấp thụ được dưỡng chất từ mặt nạ do lớp bụi bẩn, da chết và dầu thừa trên bề mặt da cản trở.
- Da có thể bị nổi mụn do bít tắc lỗ chân lông, bởi hỗn hợp bụi bẩn, da chết và dầu thừa kết hợp cùng các hoạt chất trong mặt nạ.
- Đó là lý do trước khi đắp mặt nạ cần thực hiện các bước làm sạch để da thông thoáng dễ dàng tạo đường dẫn cho dưỡng chất đi vào sâu bên trong để phục hồi và tái tạo.
Vậy các bước làm sạch, thông thoáng làn da trước khi tiến hành đắp mặt nạ là gì?
2. Các bước làm sạch da để đắp mặt nạ
Quy trình làm sạch da chuyên sâu bao gồm 4 bước đó chính là: tẩy trang, sữa rửa mặt, tẩy da chết và toner. Nội dung chi tiết từng bước như sau:
2.1 Tẩy trang trước khi đắp mặt nạ
Nếu bạn có trang điểm hoạch sử dụng kem chống nắng thì không thể bỏ qua được bước tẩy trang. Bởi vì đây là bước chuyên dụng để loại bỏ cặn bã mỹ phẩm mà sữa rửa mặt không thể nào lấy hết.
Tùy theo loại da mà bạn chọn sản phẩm sao cho phù hợp như dầu tẩy trang, nước tẩy trang hoặc các hoạt chất cần thiết. Với làn da nhạy cảm thì không nên sử dụng sản phẩm có chứa cồn vì có thể gây kích ứng, ửng đỏ, châm chích và nổi mụn.
2.2 Rửa mặt bằng sản phẩm chuyên dụng
Các loại sữa rửa mặt sẽ giúp làm sạch bụi bẩn, bã nhờn tích tụ trên bề mặt da, bước đầu thông thoáng lỗ chân lông. Do đó trước khi đắp mặt nạ không thể bỏ qua bước này. Bạn có thể chọn các sản phẩm có chứa thành phần và kết cầu phù hợp với làn da của mình.
Lưu ý khi rửa mặt nên thực hiện thao tác nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương làn da.
Các bước làm sạch da để đắp mặt nạ
2.3 Tẩy da chết giúp làm sạch da để đắp mặt nạ
Do quá trình thay da tự nhiên của cơ thể mà trên bề mặt thường tích tụ các lớp da cũ, sừng hóa hay còn gọi là tế bào chết. Nếu không được loại bỏ đúng định kỳ thì rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông, sinh ra mụn.
Đó là lý do bạn nên tẩy tế bào chết 1-2 tuần/lần tùy loại da. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm hóa học hay các nguyên liệu từ thiên nhiên để loại bỏ da chết trên bề mặt da.
Lưu ý rằng không nên sử dụng sản phẩm có kết cấu hạt scrub quá to khi bôi lên da mà massage có thể gây thương tổn.
Bên cạnh đó, nên tẩy da chết vào ban đêm để làn da được nghỉ ngơi, bổ sung dưỡng chất, tránh tác động của ánh nắng mặt trời.
Tuyệt đối không được tẩy tế bào chết liên tục bởi điều này có thể khiến da bị bào mòn, bắt nắng và dễ kích ứng.
2.4 Dùng toner làm sạch da chuyên sâu để đắp mặt nạ
Toner là bước cuối cùng trong các bước làm sạch da để đắp mặt nạ. Nước hoa hồng sẽ len lỏi vào bên trong lỗ chân lông, lấy đi bã nhờn còn sót lại, giúp làm sạch chuyên sâu cho làn da.
Ngoài ra, toner còn giúp cấp ẩm cho da mịn màng, cân bằng độ pH giúp da dễ dàng hấp thu dưỡng chất từ bước đắp mặt nạ tiếp theo.
Để lựa chọn toner bạn nên tránh xa các sản phẩm có chứa cồn. Bởi nó có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm, có mụn. Còn lại tùy theo tình trạng da mà bạn lựa chọn các loại toner có chứa các hoạt chất phù hợp.
Sau các bước làm sạch da bên trên chính là bước đắp mặt nạ. Nếu bạn thực hiện đúng và đủ các bước trên, làn da sẽ được chuẩn bị sẵn sàng để hấp thu dưỡng chất tối đa từ mặt nạ mà bạn sử dụng.