Rất nhiều bé gái gặp phải tình trạng rụng tóc trong giai đoạn tuổi dậy thì và gặp trở ngại về tâm lý, tự ti khi giao tiếp. Vậy bị rụng tóc nhiều ở nữ tuổi dậy thì là do đâu? Và phải làm thế nào để nhanh chóng khắc phục được tình trạng này? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời nhé. 

1. Bị rụng tóc nhiều ở nữ tuổi dậy thì là do đâu?

Thông thường, trong sinh hoạt hàng ngày, mỗi người có thể rụng 25 – 100 sợi mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu con số này lớn hơn, đi kèm với các dấu hiệu như: chân tóc và tóc khô bị chẻ ngọn, da đầu gàu, ngứa da đầu, viêm đỏ ở da đầu thì có thế trẻ tuổi dậy thì đang bị chứng rụng tóc.

Nếu bạn thắc mắc bị rụng tóc nhiều ở nữ do đâu thì có thể tham khảo một vài nguyên nhân sau đây:

Trong giai đoạn dậy thì, lượng hormone có sự thay đổi rõ rệt gây ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể trong đó có tóc. Cụ thể, ở lứa tuổi teen, do sự mất cân bằng của hormone testosterone khiến nội tiết tố Dihydrotestosterone (DHT) tăng lên đột ngột ở cả nam và nữ. Trong tuyến dầu của tóc, với sự xuất hiện của enzyme, testosterone sẽ chuyển thành DHT. Tiếp đó, DHT lại có tác động thu nhỏ nang tóc, điều này dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều.

Bị rụng tóc nhiều ở nữ tuổi dậy thì là do nhiều nguyên nhân

Bị rụng tóc nhiều ở nữ tuổi dậy thì là do nhiều nguyên nhân

Nếu bạn gái ở độ tuổi dậy thì gặp phải các hội chứng buồng trứng đa nang hoặc đang trị mụn trứng cá được bác sĩ kê cho thuốc tránh thai làm thay đổi hormone thì cũng sẽ dẫn tới tình trạng rụng tóc.

Các loại thuốc chống đông máu, vitamin A liều cao, thuốc chẹn beta cũng có tác dụng phụ là gây rụng nhiều tóc.

Việc bổ sung dinh dưỡng không đầy đủ đối với các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân gây rụng tóc nhiều, hàng loạt. Đặc biệt nếu cơ thể thiếu: sắt, protein và axit amin, vitamin B3, vitamin B7, kẽm thì không thể chắc khỏe và dày mượt được. 

Việc uốn, nhuộm tóc, duỗi sử dụng nhiều hóa chất cùng với các công cụ có tác động nhiệt lên mái tóc. Nhất là khi nữ ở độ tuổi dậy thì áp dụng quá thường xuyên cũng khiến sợi tóc trở nên yếu đi, lâu dần sẽ dẫn tới gãy rụng. Bên cạnh đó, thuốc nhuộm, tẩy tóc cũng gây hại đến da đầu.

Hơn thế nữa, việc buộc tóc quá chặt, quá cao, quấn nhiều vòng cũng khiến sợi tóc bị tác động lực, trở nên yếu và dễ gãy rụng.

Bạn cần cực ký lưu ý rằng nếu không phải những nguyên nhân trên thì có thể rụng tóc ở nữ tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Trong số đó có nhiễm trùng da đầu, rối loạn hoạt động của tuyến giáp, đái tháo đường hoặc chứng rối loạn tâm lý Trichotillomania.

Hãy quan sát xem có những biểu hiện lạ đi kèm với chứng rụng tóc như: da có vảy hoặc viêm, rụng tóc từng mảng lớn, mệt mỏi không để có biện pháp khắc phục kịp thời nhé.

2. Cách khắc phục rụng tóc ở nữ tuổi dậy thì 

Cách khắc phục rụng tóc ở nữ tuổi dậy thì còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra

Cách khắc phục rụng tóc ở nữ tuổi dậy thì còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra

Tùy theo nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc ở nữ tuổi dậy thì mà bạn có cách xử lý phù hợp. Chủ yếu là thay đổi thói quen chăm sóc và bảo vệ tóc, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, đừng quên hạn chế tạo kiểu tóc, chải tóc khi đang ướt, tác động mạnh lên mái tóc để ngừa tình trạng tóc gãy rụng.

Nếu một số trường hợp rụng tóc do thuốc điều trị bệnh lý thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ đổi thuốc hoặc phải đợi chữa khỏi bệnh xong mới hết rụng tóc.

Bạn nên bổ sung vào trong bữa ăn hàng ngày các thực phẩm chứa một lượng lớn Vitamin B5 như:

  1. Các loại đậu bao gồm đậu xanh, đen, đậu nành, đậu đỏ, đậu trắng, vừng đen.
  2. Các loại nấm, lòng đỏ trứng gà và sữa ong chúa.

Đây là cách cơ bản và lâu dài để nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh và ít gãy rụng, thường phải 2-3 tháng mới thấy kết quả.

Ngoài ra, nếu tình trạng rụng tóc trở nên nghiêm trọng, muốn chữa trị nhanh thì hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Một số trường hợp sẽ được cho uống thuốc để ngăn rụng tóc và giúp tóc mới mọc lên nhiều hơn.